Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật như sau:
1. Công khai địa chỉ trụ sở cơ quan, đơn vị, địa chỉ bưu chính, thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng của cơ quan, đơn vị mình để cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, dữ liệu.
2. Bố trí người thực hiện việc tiếp nhận, thu thập dữ liệu.
3. Bảo đảm bí mật các thông tin của cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, dữ liệu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định này và cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
4. Gửi văn bản thông báo kết quả xác minh, xử lý dữ liệu cho cá nhân, tổ chức đã cung cấp nếu cá nhân, tổ chức đó có yêu cầu.
Tiếp nhận, thu thập và xử lý dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật được quy định như thế nào?
Theo Điều 20 Nghị định này quy định về tiếp nhận, thu thập và xử lý dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật được quy định như sau:
1. Dữ liệu được tiếp nhận, thu thập từ các nguồn sau:
a) Dữ liệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đến đề nghị kiểm tra, xác minh;
b) Dữ liệu đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Dữ liệu do cá nhân, tổ chức cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 16.
2. Trình tự tiếp nhận, thu thập dữ liệu:
a) Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện cung cấp dữ liệu theo quy định tại Nghị định này;
b) Thực hiện việc tiếp nhận, thu thập dữ liệu từ các nguồn quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật được cung cấp không có tên, địa chỉ rõ ràng, cụ thể của cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu nhưng có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm và có cơ sở để kiểm tra, xác minh thì cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền tiếp nhận, thu thập dữ liệu, tiến hành việc kiểm tra, xác minh, xử lý theo quy định;
c) Vào sổ và báo cáo công tác tiếp nhận, thu thập dữ liệu.
Dữ liệu tiếp nhận, thu thập được phải ghi chép vào sổ hoặc phần mềm theo dõi và báo cáo ngay người có thẩm quyền để giải quyết, xử lý theo quy định.
3. Xử lý dữ liệu tiếp nhận, thu thập:
Cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xử lý dữ liệu tiếp nhận, thu thập được như sau:
a) Dữ liệu thuộc thẩm quyền xử lý thì tiến hành thủ tục xác minh theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;
b) Dữ liệu không thuộc thẩm quyền xử lý thì chuyển cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc xác minh;
c) Kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật quy định tại Điều 22 Nghị định này thì không phải thực hiện việc xác minh; việc xử lý thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?