Thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong thành lập tổ chức hành chính như nào?
- Thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính như thế nào?
- Thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính như nào?
- Chế độ cung cấp thông tin, báo cáo về tổ chức hành chính ra sao?
Thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ như sau:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm sau:
a) Trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy định cụ thể tiêu chí thành lập tổ chức hành chính theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2 Điều 2 Nghị định này hoặc phân cấp cho Tổng cục trưởng quyết định thành lập tổ chức quy định tại điểm h khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
2. Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
Thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính như nào?
Theo Điều 21 Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4 Điều 2 Nghị định này; quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm d khoản 4 Điều 2 Nghị định này theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định này.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính quy định tại điểm b khoản 5 Điều 2 Nghị định này theo quy định của pháp luật.
Chế độ cung cấp thông tin, báo cáo về tổ chức hành chính ra sao?
Tại Điều 22 Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định về chế độ cung cấp thông tin, báo cáo về tổ chức hành chính như sau:
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức hành chính khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
1. Cung cấp thông tin về tổ chức hành chính thuộc thẩm quyền quản lý cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Định kỳ tổng hợp gửi báo cáo số liệu về tổ chức hành chính thuộc thẩm quyền quản lý về Bộ Nội vụ trước ngày 20 tháng 12 hàng năm để tổng hợp theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?