Mẫu báo cáo đánh giá an toàn (sử dụng thiết bị bức xạ) thế nào?
Mẫu báo cáo đánh giá an toàn (sử dụng thiết bị bức xạ) như thế nào?
Căn cứ Mẫu 04 Mục 2 Phụ lục V Yêu cầu bảo đảm an ninh đối với nguồn phóng xạ và vận chuyển vật liệu hạt nhân ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP thể hiện mẫu báo cáo đánh giá an toàn (sử dụng thiết bị bức xạ) như sau:
Mẫu số 04
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN
(Sử dụng thiết bị bức xạ)
Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép
1 .Thông tin về tổ chức, cá nhân
- Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép: ………………………………………….
- Địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ liên lạc (nếu khác địa chỉ trụ sở chính): ………………….
- Số điện thoại; số fax; E-mail: ………………………………………………………….
- Địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ: ……………………………………………….
2. Thông tin về người đứng đầu
- Họ tên: …………………………………………………………………………………….
- Chức vụ: ………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số Fax; E-mail: ……………………………………….
3. Thông tin về người phụ trách an toàn (nếu có)
- Họ tên: …………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; E-mail: ………………………………………………….
- Trình độ chuyên môn: ………………………………………………………………….
- Chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận): …………………………………………………………….
- Chứng chỉ nhân viên bức xạ (số chứng chỉ, nơi cấp, ngày cấp): ........................
Phần II. Tổ chức quản lý
1. Sơ đồ tổ chức và vị trí các phòng ban, đơn vị của cơ sở trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.
2. Liệt kê các văn bản pháp luật liên quan được áp dụng làm căn cứ, bao gồm:
- Luật Năng lượng nguyên tử;
- Nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ liên quan;
3. Danh mục hồ sơ cần lưu giữ; biện pháp và phân công trách nhiệm lập, quản lý, lưu giữ và cập nhật hồ sơ liên quan.
Phần III. Các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh thiết bị bức xạ
1. Mô tả công việc bức xạ
- Mục đích công việc bức xạ;
- Sơ đồ mặt bằng khu vực tiến hành công việc bức xạ;
- Đối với sử dụng thiết bị chứa nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A và sử dụng thiết bị chứa nguồn phóng xạ cố định thuộc mức an ninh B: Sơ đồ khu vực kiểm soát an ninh bao gồm sơ đồ thiết kế các thiết bị bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.
2. Mô tả các biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài
- Cách thức thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát và biện pháp kiểm soát người ra vào khu vực này (kiểm soát hành chính, sử dụng các rào chắn, biển cảnh báo, tín hiệu cảnh báo);
- Trường hợp sử dụng thiết bị bức xạ di động có chứa nguồn phóng xạ nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 theo QCVN 6:2010/BKHCN, thiết bị phát tia X sử dụng trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp: Thiết bị đo suất liều bức xạ; dụng cụ để thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát tại nơi tiến hành công việc bức xạ;
- Thuyết minh các biện pháp che chắn bức xạ tại nơi sử dụng thiết bị bức xạ;
- Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân;
- Trường hợp sử dụng thiết bị bức xạ có chứa nguồn phóng xạ trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp: Tay gắp nguồn và bình chì để thao tác với nguồn phóng xạ;
- Quy định về việc ghi nhật ký tiến hành công việc bức xạ.
3. Mô tả biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ (đối với các thiết bị bức xạ có chứa nguồn phóng xạ)
- Phân loại nguồn phóng xạ theo QCVN 6:2010/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ;
- Phân loại nguồn phóng xạ theo nhóm an ninh theo quy định tại Phần I Phụ lục I của Nghị định này;
- Các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo yêu cầu liên quan tại Phụ lục I của Nghị định này.
Phần IV. Kiểm soát liều chiếu xạ nghề nghiệp và sức khỏe nhân viên bức xạ
- Nêu rõ quy định nội bộ về việc sử dụng liều kế cá nhân; tần suất đo, đơn vị cung cấp dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân; cách thức lập và quản lý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên bức xạ; quy định về việc thông báo kết quả đo liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ;
- Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ được đo liều chiếu xạ cá nhân;
- Nêu rõ quy định về kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ; tần suất kiểm tra.
Phần V. Các tài liệu kèm theo
- Sơ đồ mặt bằng tổng thể nơi công việc bức xạ được tiến hành; bản vẽ thiết kế xây dựng phòng lắp đặt, sử dụng thiết bị bức xạ;
- Bản sao quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn;
- Bản sao hợp đồng dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;
- Bản sao quy trình sử dụng thiết bị bức xạ;
- Bản sao nội quy an toàn bức xạ;
- Danh mục trang thiết bị;
- Chứng chỉ hiệu chuẩn thiết bị còn hiệu lực (nếu có).
Mẫu báo cáo đánh giá an toàn (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế) thế nào?
Căn cứ Mẫu 05 Mục 2 Phụ lục V Yêu cầu bảo đảm an ninh đối với nguồn phóng xạ và vận chuyển vật liệu hạt nhân ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP thể hiện mẫu báo cáo đánh giá an toàn (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế) như sau:
Mẫu số 05
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN
(Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế)
Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép
1. Thông tin về tổ chức, cá nhân
- Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép: …………………………………………
- Địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ liên lạc (nếu khác địa chỉ trụ sở chính): ………………
- Số điện thoại; Số Fax, E-mail: …………………………………………………………
- Địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ: ………………………………………………
2. Thông tin về người đứng đầu
- Họ tên: …………………………………………………………………………………….
- Chức vụ: ………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số Fax; E-mail: ……………………………………….
3. Thông tin về người phụ trách an toàn
- Họ tên: …………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; E-mail: ………………………………………………….
- Trình độ chuyên môn: …………………………………………………………………….
- Chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận): ……………………………………………………………….
- Chứng chỉ nhân viên bức xạ (số chứng chỉ, nơi cấp, ngày cấp): …………………….
Phần II. Tổ chức quản lý
1. Sơ đồ tổ chức và vị trí các phòng ban, đơn vị của cơ sở trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.
2. Liệt kê các văn bản pháp luật liên quan được áp dụng làm căn cứ, bao gồm:
- Luật Năng lượng nguyên tử;
- Nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo đảm an toàn bức xạ liên quan;
3. Danh mục hồ sơ cần lưu giữ; biện pháp và phân công trách nhiệm lập, quản lý, lưu giữ và cập nhật hồ sơ liên quan.
Phần III. Các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ
1. Mô tả công việc bức xạ
- Mục đích công việc bức xạ;
- Mặt bằng khu vực tiến hành công việc bức xạ.
2. Mô tả các biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài
- Cách thức thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát và biện pháp kiểm soát người ra vào khu vực này (kiểm soát hành chính, biển cảnh báo, tín hiệu cảnh báo);
- Quy định về việc ghi nhật ký sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa;
- Thuyết minh các biện pháp che chắn bức xạ tại nơi sử dụng thiết bị X-quang, bảo đảm mức liều bức xạ tiềm năng của môi trường làm việc trong thực tế (không tính phông bức xạ tự nhiên) như sau:
+ Trong phòng điều khiển hoặc nơi đặt tủ điều khiển của thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế (trừ đối với thiết bị X-quang di động) không vượt quá 10 µSv/giờ;
+ Mọi vị trí bên ngoài phòng đặt thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế nơi công chúng đi lại, người bệnh ngồi chờ và các phòng làm việc lân cận không vượt quá 0,5 µSv/giờ;
+ Trường hợp phòng đặt thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế liền kề khoa sản, khoa nhi hoặc nằm trong khu dân cư, liền kề nhà ở hoặc nơi làm việc phải bảo đảm suất liều bức xạ ở tất cả các điểm đo bên ngoài phòng đặt thiết bị bằng phông bức xạ tự nhiên.
- Thuyết minh các trang thiết bị bảo hộ cá nhân và các dụng cụ khi tiến hành công việc bức xạ, bảo đảm:
+ Thiết bị X-quang can thiệp phải có các tấm che chắn bằng cao su chì lắp tại bàn người bệnh để che chắn các tia bức xạ ảnh hưởng đến nhân viên và hệ che chắn trên thiết bị để bảo vệ mắt và tuyến giáp của nhân viên khi theo dõi người bệnh;
+ Có tạp dề cao su chì cho nhân viên vận hành thiết bị X-quang chụp răng toàn cảnh, chụp X-quang tổng hợp, thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình, X-quang di động, thiết bị chụp cắt lớp vi tính;
+ Có tạp dề cao su chì, tấm cao su chì che tuyến giáp, kính chì, găng tay cao su chì cho nhân viên vận hành thiết bị X-quang can thiệp, bác sỹ, nhân viên làm việc trong phòng đặt thiết bị X-quang can thiệp và chụp mạch.
Phần IV. Kiểm soát liều chiếu xạ nghề nghiệp và sức khỏe nhân viên bức xạ
- Nêu rõ quy định nội bộ về việc sử dụng liều kế cá nhân; tần suất đo, đơn vị cung cấp dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân; cách thức lập và quản lý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên bức xạ; quy định về việc thông báo kết quả đo liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ;
- Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ được đo liều chiếu xạ cá nhân;
- Nêu rõ quy định về kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ; tần suất kiểm tra.
Phần V. Bảo đảm an toàn bức xạ đối với bệnh nhân
- Quy định về bảo đảm an toàn bức xạ đối với bệnh nhân
Phần VI. Các tài liệu kèm theo
- Sơ đồ mặt bằng tổng thể nơi công việc bức xạ được tiến hành;
- Bản sao quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn;
- Bản sao hợp đồng dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;
- Nội quy an toàn bức xạ; quy trình sử dụng thiết bị X-quang.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?