Trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”
Trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”?
Tại Tiểu mục 1 Mục V Điều 1 Quyết định 689/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” như sau:
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN)
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan triển khai thực hiện Đề án và ban hành chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể theo thẩm quyền, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì bảo đảm triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thủ tướng Chính phủ kiện toàn Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các TCTD.
c) Đôn đốc, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương và tổ chức có liên quan thực hiện Đề án; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 12 hàng năm về tiến độ, kết quả, khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.
d) Chỉ đạo, hướng dẫn các TCTD xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu (Phương án cơ cấu lại) của TCTD; giám sát việc triển khai Phương án cơ cấu lại TCTD.
đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phương án tăng vốn điều lệ của các NHTMNN.
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan thông tin, truyền thông tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, kịp thời cung cấp thông tin chính thống, chính xác về kết quả điều hành chính sách, hoạt động ngân hàng nói chung và công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu nói riêng.
g) Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, giám sát đối với hoạt động bảo hiểm, chứng khoán để ngăn ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật về sở hữu, chuyển nhượng cổ phiếu, gây tác động bất lợi tới thị trường chứng khoán và rủi ro cho TCTD.
h) Phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin, số liệu trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng với các cơ quan chức năng để có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
i) Phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước) xây dựng kế hoạch và thực hiện lộ trình thoái vốn góp, vốn cổ phần tại TCTD theo quy định.
k) Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành có liên quan thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngành ngân hàng.
l) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của TCTD.
m) Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các TCTD. Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động và sự phát triển ổn định của thị trường vàng, thị trường ngoại hối; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là tín dụng cho những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như đầu tư, kinh doanh chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản.
Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”?
Tại Tiểu mục 2 Mục V Điều 1 Quyết định 689/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về trách nhiệm của Bộ Tài chính trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” như sau:
2. Bộ Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, NHNN và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quy định về tăng vốn cho các TCTD có vốn nhà nước.
b) Phối hợp với NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phương án tăng vốn điều lệ của các NHTMNN.
c) Khẩn trương tham mưu cho Chính phủ bố trí, cấp vốn, bổ sung vốn cho các NHTMNN, nhất là đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
d) Chủ trì, phối hợp với NHNN rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định hướng dẫn về chế độ tài chính, chế độ kế toán để các TCTD áp dụng IFRS phù hợp với Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam ban hành theo Quyết định số 345/QĐ-BTC ngày 16 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
đ) Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ (trong đó có khoản nợ xấu) nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thẩm định giá khoản nợ, đảm bảo khách quan trong việc thẩm định giá của các khoản nợ (trong đó có khoản nợ xấu).
e) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về phát triển thị trường mua bán nợ và quản lý giám sát thị trường mua bán nợ để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động mua, bán và xử lý nợ xấu cũng như cơ chế khuyến khích các bên tham gia vào thị trường mua bán nợ. Đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về hoạt động của DATC để tăng cường vai trò, hiệu quả xử lý nợ xấu.
g) Nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch trên thị trường chứng khoán và chuyển đổi các khoản nợ thành chứng khoán để giao dịch công khai, minh bạch vào thời điểm thích hợp.
h) Nghiên cứu, triển khai hoặc trình cấp có thẩm quyền các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu phần quan trọng của thị trường tài chính, là kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
i) Chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước rà soát, sửa đổi các quy định liên quan để kiểm soát việc tuân thủ giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, cổ đông lớn tại TCTD cổ phần khi cấp phép chào bán chứng khoán dưới hình thức chào bán cho cổ đông hiện hữu và sở hữu chéo giữa TCTD và doanh nghiệp (khi TCTD đã sở hữu cổ phần của doanh nghiệp).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tổ chức doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển dao có tính sát thương cao phải thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn như thế nào?
- Danh mục bệnh truyền nhiễm phải báo cáo hiện nay theo Thông tư 54?
- Danh sách hội do đảng, nhà nước giao nhiệm vụ từ 26/11/2024?
- Mẫu tờ khai đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử mới nhất 2024?