Thể thức báo cáo đánh giá an toàn, báo cáo phân tích an toàn thế nào?
Thể thức báo cáo đánh giá an toàn, báo cáo phân tích an toàn như thế nào?
Căn cứ Mục 1 Phụ lục V Yêu cầu bảo đảm an ninh đối với nguồn phóng xạ và vận chuyển vật liệu hạt nhân ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP thể hiện mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ như sau:
a) Báo cáo đánh giá an toàn/báo cáo phân tích an toàn gồm trang bìa chính (theo Mẫu tại trang 2 Phụ lục này), trang bìa phụ (theo Mẫu tại trang 3 Phụ lục này), báo cáo đánh giá an toàn/báo cáo phân tích an toàn và các tài liệu kèm theo.
b) Báo cáo đánh giá an toàn, báo cáo phân tích an toàn và các tài liệu kèm theo trong báo cáo phải đóng thành quyển.
Mẫu báo cáo đánh giá an toàn (sử dụng nguồn phóng xạ) như thế nào?
Căn cứ Mẫu 01 Mục 2 Phụ lục V Yêu cầu bảo đảm an ninh đối với nguồn phóng xạ và vận chuyển vật liệu hạt nhân ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP thể hiện mẫu báo cáo đánh giá an toàn (sử dụng nguồn phóng xạ) như sau:
Mẫu số 01
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN
(Sử dụng nguồn phóng xạ)
Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép
1. Thông tin về tổ chức, cá nhân
- Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép: ………………………………………
- Địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ liên lạc (nếu khác địa chỉ trụ sở chính):
- Số điện thoại; số fax; E-mail: …………………………………………………………
- Địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ: ………………………………………………
2. Thông tin về người đứng đầu
- Họ tên: …………………………………………………………………………………….
- Chức vụ: ………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; Số Fax; E-mail: ……………………………………….
3. Thông tin về người phụ trách an toàn
- Họ tên: …………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc; số điện thoại; E-mail: ………………………………………………….
- Trình độ chuyên môn: …………………………………………………………………..
- Chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận): ……………………………………………………………..
- Chứng chỉ nhân viên bức xạ (số chứng chỉ, nơi cấp, ngày cấp): …………………..
Phần II. Tổ chức quản lý
1. Sơ đồ tổ chức và vị trí các phòng ban, đơn vị của cơ sở trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.
2. Liệt kê các văn bản pháp luật liên quan được áp dụng làm căn cứ, bao gồm:
- Luật Năng lượng nguyên tử;
- Nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ liên quan.
3. Danh mục hồ sơ cần lưu giữ; biện pháp và phân công trách nhiệm lập, quản lý, lưu giữ và cập nhật hồ sơ liên quan.
Phần III. Các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ
1. Mô tả công việc bức xạ
- Mô tả mục đích công việc bức xạ;
- Sơ đồ mặt bằng khu vực tiến hành công việc bức xạ;
- Đối với việc sử dụng nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A, B: Sơ đồ khu vực kiểm soát an ninh bao gồm sơ đồ thiết kế các thiết bị bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.
2. Mô tả các biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài
- Cách thức thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát và biện pháp kiểm soát người ra vào các khu vực này (kiểm soát hành chính, sử dụng các rào chắn, biển cảnh báo, tín hiệu cảnh báo);
- Thuyết minh các biện pháp che chắn bức xạ tại nơi sử dụng nguồn phóng xạ;
- Thiết bị đo suất liều bức xạ;
- Nêu các trang thiết bị bảo hộ cá nhân và các dụng cụ để thao tác với nguồn phóng xạ (kẹp gắp nguồn, bình đựng nguồn...);
- Trường hợp sử dụng nguồn phóng xạ hở trong y học hạt nhân: Biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài tại phòng bảo quản và làm việc với thuốc phóng xạ (phân liều), phòng cho người bệnh uống hoặc tiêm thuốc phóng xạ, phòng vệ sinh riêng cho người bệnh đã dùng thuốc phóng xạ, phòng đặt thiết bị xạ hình, phòng lưu người bệnh, khu vực tắm, rửa của nhân viên sau khi làm việc tiếp xúc với thuốc phóng xạ, nơi lưu giữ chất thải phóng xạ; biện pháp chống chiếu xạ chéo giữa các bệnh nhân;
- Quy định về việc ghi nhật ký tiến hành công việc bức xạ.
3. Mô tả biện pháp bảo vệ chống chiếu trong
- Hệ thống chống nhiễm bẩn phóng xạ không khí;
- Việc sử dụng vật liệu dễ tẩy xạ cho tường, sàn nhà và các bề mặt có thể bị nhiễm bẩn phóng xạ;
- Thiết bị đo nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt (nêu rõ số lượng thiết bị, tên thiết bị, quy định về kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị kèm theo bản sao chứng chỉ hiệu chuẩn thiết bị);
- Việc trang bị quần áo bảo hộ, găng tay, giầy hoặc bao chân, mũ trùm đầu, khẩu trang cho nhân viên làm công việc bức xạ có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ;
- Trang thiết bị an toàn để thao tác với nguồn phóng xạ hở;
- Nơi tẩy xạ cho nhân viên (đối với khu vực kiểm soát có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ);
- Chương trình bảo đảm chất lượng trong chẩn đoán và điều trị (đối với sử dụng nguồn phóng xạ trong y tế);
- Trường hợp cơ sở y học hạt nhân sử dụng I-131 để chẩn đoán, điều trị bệnh: Hệ thống tủ hút để phân liều, pha chế I-131; phòng vệ sinh riêng cho người bệnh đã dùng I-131; phòng lưu người bệnh đã điều trị bệnh cường giáp hoặc ung thư tuyến giáp.
4. Mô tả biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ
- Phân loại nguồn phóng xạ theo QCVN 6:2010/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ;
- Phân loại nguồn phóng xạ theo nhóm an ninh quy định tại Phần I Phụ lục I của Nghị định này;
- Các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo yêu cầu liên quan tại Phụ lục I của Nghị định này.
5. Mô tả biện pháp kiểm soát chất thải phóng xạ (chỉ áp dụng trong trường hợp sử dụng nguồn phóng xạ hở), bao gồm:
- Mô tả hệ thống thùng thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ rắn tại khu vực sử dụng nguồn phóng xạ (yêu cầu thùng phải có nắp đậy, đóng mở bằng chân, được thiết kế che chắn thích hợp để bảo vệ chống chiếu ngoài cho nhân viên bức xạ và có dấu hiệu cảnh báo bức xạ dán bên ngoài);
- Mô tả kho lưu giữ chất thải phóng xạ rắn phát sinh trong quá trình sử dụng nguồn phóng xạ;
- Mô tả hệ thống thu gom và bể lưu giữ chất thải phóng xạ lỏng phát sinh trong quá trình sử dụng nguồn phóng xạ;
- Thuyết minh kho lưu giữ chất thải phóng xạ rắn và bể lưu giữ chất thải phóng xạ lỏng bảo đảm thiết kế là phù hợp với lượng chất thải phóng xạ cần thu gom, thời gian lưu giữ dự kiến để bảo đảm an toàn bức xạ theo quy định.
Phần IV. Kiểm soát liều chiếu xạ nghề nghiệp và sức khỏe nhân viên bức xạ
- Nêu rõ quy định nội bộ về việc sử dụng liều kế cá nhân; tần suất đo, đơn vị cung cấp dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân; cách thức lập và quản lý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên bức xạ; quy định về việc thông báo kết quả đo liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ;
- Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ được đo liều chiếu xạ cá nhân;
- Nêu rõ quy định về kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ; tần suất kiểm tra.
Phần V. Các tài liệu kèm theo
- Sơ đồ mặt bằng tổng thể nơi công việc bức xạ được tiến hành; bản vẽ thiết kế xây dựng phòng lắp đặt, sử dụng nguồn phóng xạ;
- Bản sao quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn;
- Bản sao hợp đồng dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;
- Nội quy an toàn bức xạ; quy trình sử dụng nguồn phóng xạ;
- Quy trình quản lý chất thải phóng xạ (nếu có).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?