Điều tra, thu thập, đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp là thế nào?

Điều tra, thu thập, đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp? Lưu giữ và xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp? Xin được hỏi những vấn để trên trong quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

Điều tra, thu thập, đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định điều tra, thu thập, đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp như sau:

1. Điều tra, thu thập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế đặt hàng tổ chức, cá nhân có năng lực và điều kiện phù hợp tiến hành điều tra, thu thập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp; các địa phương căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế để điều tra, thu thập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn quản lý;

b) Nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được thu thập dưới dạng hạt giống, cây giống, hom giống hoặc vật liệu di truyền của giống cây trồng lâm nghiệp phụ thuộc vào từng loài cây;

c) Kết quả điều tra, thu thập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp phải được tư liệu hóa, mô tả rõ các thông tin có liên quan đến việc điều tra, thu thập như địa điểm, thời gian, loại mẫu vật, số lượng, hình thức thu thập.

2. Đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt hàng tổ chức, cá nhân có năng lực thực hiện đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp; các địa phương đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp do địa phương điều tra, thu thập;

b) Đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp bao gồm: các hoạt động giải mã gen; đánh giá đa dạng di truyền, đặc điểm lâm học, sinh học và giá trị sử dụng của nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp.

Lưu giữ và xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định lưu giữ và xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp như sau:

1. Lưu giữ nguồn gen

Nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được lưu giữ theo hình thức sau:

a) Lưu giữ tại chỗ (lưu giữ in-situ) là lưu giữ ngay trong khu phân bố tự nhiên của giống cây trồng lâm nghiệp;

b) Lưu giữ chuyển chỗ (lưu giữ ex-situ) là lưu giữ ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của giống cây trồng lâm nghiệp, trong ngân hàng gen (trong kho lạnh, trong môi trường nitơ lạnh hoặc các hình thức bảo quản phù hợp khác khi có công nghệ mới); hoặc trong ống nghiệm (lưu giữ in-vitro); hoặc trong vườn thực vật, vườn sưu tập thực vật, rừng giống, vườn giống.

2. Ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp, gồm:

a) Ngân hàng hạt giống: Bảo quản hạt khô bằng cách lưu giữ ở nhiệt độ thích hợp;

b) Ngân hàng mô-tế bào: Bảo quản chồi, tế bào nguyên sinh, phôi và mô phân sinh thông qua việc áp dụng chế độ ánh sáng và nhiệt độ cụ thể trong môi trường dinh dưỡng phù hợp;

c) Ngân hàng hạt phấn: Bảo quản hạt phấn bằng các kỹ thuật khác nhau;

d) Ngân hàng hiện trường: Bảo tồn vật liệu di truyền dưới dạng cá thể hoàn chỉnh trên hiện trường.

3. Xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp toàn quốc do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện; các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen thực hiện xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp theo nhu cầu và điều kiện của tổ chức, cá nhân đó.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
451 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào