Trong quá trình hòa giải, đối thoại cơ quan, tổ chức có được sử dụng tài liệu, lời trình bày của các bên không?

Trong quá trình hòa giải, đối thoại, cơ quan, tổ chức có được sử dụng tài liệu, lời trình bày của các bên không? Muốn làm hòa giải viên phải đáp ứng những tiêu chí nào? Vừa qua tôi và ông B hàng xóm tôi có xảy ra cự cãi tranh chấp về cái lối đi chung của hai nhà và hai bên đều đồng ý ra Tòa án huyện để hòa giải. Ở Tòa án chúng tôi trình bày hết về nội dung tranh chấp và tôi muốn biết là lời trình bày của tôi có được các cán bộ Tòa án có được sử dụng lời trình bày của chúng tôi không? Muốn làm hòa giải viên phải đáp ứng những tiêu chí nào? Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

Trong quá trình hòa giải, đối thoại, cơ quan, tổ chức có được sử dụng tài liệu, lời trình bày của các bên không?

Tại Khoản 3 Điều 4 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về bảo mật thông tin hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng tài liệu, lời trình bày của các bên trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:

a) Bên đã xuất trình tài liệu, trình bày ý kiến trong quá trình hòa giải, đối thoại đồng ý việc sử dụng tài liệu, lời trình bày của mình trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ;

b) Phải sử dụng làm chứng cứ theo quy định của luật.

Theo đó, các cán bộ Tòa án không được sử dụng lời trình bày của bạn trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật, trừ khi bạn đồng ý và khi phải sử dụng nó làm chứng  cứ.

Muốn làm hòa giải viên phải đáp ứng những tiêu chí nào?

Theo Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại như sau:

1. Người có đủ tiêu chuẩn sau đây thi được làm hòa giải viên thương mại:

a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan;

b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên;

c) Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan.

2. Hòa giải viên thương mại được thực hiện hòa giải thương mại với tư cách là hòa giải viên thương mại vụ việc hoặc hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại theo quy định tại Nghị định này.

3. Tổ chức hòa giải thương mại có thể quy định tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại của tổ chức mình cao hơn các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì không được làm hòa giải viên thương mại.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Minh Tài
957 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào