Nội dung quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế - quốc phòng quy định như thế nào?
Nội dung quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế - quốc phòng quy định như thế nào?
Tại Điều 38 Nghị định 22/2021/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế - quốc phòng theo đó:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Khu kinh tế - quốc phòng; chế độ, chính sách, cơ chế quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra quy hoạch, kế hoạch và việc chấp hành pháp luật đối với hoạt động trong Khu kinh tế - quốc phòng.
2. Tổ chức quản lý, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cho quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng và nhân dân trong Khu kinh tế - quốc phòng.
3. Quản lý đầu tư và xây dựng, tài chính, kế toán; sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong Khu kinh tế - quốc phòng.
4. Quản lý kế hoạch sử dụng đất tại Khu kinh tế - quốc phòng.
5. Tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với cấp có thẩm quyền về hoạt động của Đoàn kinh tế - quốc phòng.
6. Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong xây dựng, quản lý Khu kinh tế - quốc phòng.
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng được quy định như nào?
Theo Điều 39 Nghị định này trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng được quy định như sau:
1. Chủ trì xây dựng hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng, báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch thẩm định và tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Tổ chức thực hiện hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng.
3. Tổ chức lập kế hoạch, thẩm định, phê duyệt kế hoạch và dự án xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
4. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các quân khu, quân chủng, binh đoàn triển khai nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng; tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng; quản lý, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng và nhân dân trong Khu kinh tế - quốc phòng.
5. Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng, nguồn vốn; sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư trong Khu kinh tế - quốc phòng.
6. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành có liên quan xây dựng các chế độ, chính sách hỗ trợ tài chính cho Đoàn kinh tế - quốc phòng, các lực lượng trực tiếp tham gia xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
7. Chỉ đạo quân khu, quân chủng, binh đoàn hướng dẫn các Đoàn kinh tế - quốc phòng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng theo đúng quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.
8. Chỉ đạo Đoàn kinh tế - quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp có Khu kinh tế - quốc phòng triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng trong Khu kinh tế - quốc phòng;
b) Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng trên địa bàn thực hiện tốt công tác dân vận, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc;
c) Xây dựng quy chế phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng trên địa bàn theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền sở hữu công nghiệp gồm các quyền nào?
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?