Ngăn dòng nước chảy trên mương có vi phạm pháp luật không?
Ngăn dòng nước chảy trên mương có vi phạm pháp luật hay không?
Căn cứ Điều 8 Luật Thủy lợi 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi như sau:
1. Xây dựng công trình thủy lợi không đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đổ chất thải, rác thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; xả nước thải trái quy định của pháp luật vào công trình thủy lợi; các hành vi khác làm ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi.
3. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình thủy lợi.
4. Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép làm ảnh hưởng đến hoạt động thủy lợi.
5. Sử dụng xe cơ giới vượt tải trọng cho phép đi trên công trình thủy lợi; sử dụng xe cơ giới, phương tiện thủy nội địa lưu thông trong công trình thủy lợi khi có biển cấm, trừ các loại xe, phương tiện ưu tiên theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.
6. Cản trở việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thủy lợi.
7. Khai thác nước trái phép từ công trình thủy lợi.
8. Tự ý vận hành công trình thủy lợi; vận hành công trình thủy lợi trái quy trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
9. Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ứng phó khẩn cấp khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố.
10. Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
11. Thực hiện các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi chưa có giấy phép hoặc thực hiện không đúng nội dung của giấy phép được cấp cho các hoạt động quy định tại Điều 44 của Luật này.
Theo đó, hành vi ngăn dòng nước mương chảy làm ảnh hưởng đến công trình thuỷ lợi sẽ là vi phạm pháp luật.
Ngăn dòng nước chảy trên mương làm ảnh hưởng đến hoạt động thuỷ lợi bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ Điểm c Khoản 7, Điểm a Khoản 9 Điều 24 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi như sau:
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; các điểm a, b, c, d, đ khoản 2; khoản 4; khoản 5; các điểm a, b, c khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều này;
Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định trên quy định về quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trừ các hành vi quy định tại Điều 16 và khoản 2 Điều 17 Nghị định này thì áp dụng đối với tổ chức.
Như vậy, người có hành vi ngăn dòng nước mương chảy làm ảnh hưởng đến công trình thuỷ lợi bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?
- 10 Mẫu giấy mời họp mới nhất năm 2025?
- Hội đồng sáng kiến Tổng cục thuế bao gồm cơ quan nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế là gì?
- Thế nào là quản lý bất động sản? Nguyên tắc, phạm vi kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản được quy định ra sao?