Mượn tiền qua tin nhắn điện thoại có giá trị pháp lý như giấy mượn không?

Mượn tiền qua tin nhắn điện thoại có giá trị pháp lý như giấy mượn? Mượn tiền qua tin nhắn có được là một loại chứng cứ không? Bạn tôi có mượn tiền tôi qua tin nhắn điện thoại đến giờ vẫn chưa trả gọi điện không nghe, nhắn tin không trả lời vậy tin nhắn mượn tiền có mang tính pháp lý không? Mong được luật sư giải đáp.

Mượn tiền qua tin nhắn điện thoại có giá trị pháp lý như giấy mượn?

Tại Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau: 

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Như vậy, khi các hai bên giao dịch chuyển tiền qua tin nhắn điện thoại, facebook thì đây được xem là là hình thức giao dịch dân sự dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật. Từ đó có thể thấy, mượn tiền qua tin nhắn điện thoại có giá trị pháp lý như giấy mượn theo quy định pháp luật.

Tin nhắn mượn tiền có được là một loại chứng cứ không?

Căn cứ Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về nguồn chứng cứ như sau:

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

2. Vật chứng.

3. Lời khai của đương sự.

4. Lời khai của người làm chứng.

5. Kết luận giám định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

9. Văn bản công chứng, chứng thực.

10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Như vậy, với tin nhắn là dữ liệu điện tử thì vẫn có thể là một chứng cứ trước tòa, nhưng để tăng tính xác thực cần cung cấp thêm nhiều bằng chứng khác như: chứng từ ngân hàng về việc chuyển khoản, lời khai của người làm chứng.

 Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
348 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào