Chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải báo cho cơ quan nhà nước trong thời hạn bao nhiêu ngày để trục vớt tài sản?
Chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải báo cho cơ quan nhà nước trong vòng bao nhiêu ngày để trục vớt tài sản?
Căn cứ Điều 278 Bộ luật hàng hải 2015 có quy định thời hạn thông báo và trục vớt tài sản chìm đắm:
Trừ trường hợp quy định tại Điều 279 của Bộ luật này, thời hạn thông báo và trục vớt tài sản chìm đắm được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tài sản bị chìm đắm, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 284 của Bộ luật này về việc trục vớt và dự kiến thời hạn kết thúc trục vớt.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trên, căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 284 của Bộ luật này quyết định thời hạn dự kiến kết thúc hoạt động trục vớt hoặc quy định cụ thể thời hạn chủ sở hữu tài sản phải kết thúc hoạt động trục vớt.
Như vậy, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải báo cho cơ quan nhà nước trong vòng 30 ngày để trục vớt tài sản. Trường hợp của bạn sau khi đi công tác 20 ngày về thì bạn phải báo ngay cho cơ quan nhà nước vấn đề này để được giải quyết. Nếu bạn không thực hiện trục vớt tài sản là có thể bị phạt hành chính.
Không trục vớt tài sản bị đắm chìm theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 4 và Khoản 5 Điều 8 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về trục vớt, thanh thải vật chướng ngại:
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không trục vớt tài sản bị chìm đắm theo quy định;
b) Không thanh thải vật chướng ngại theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trục vớt, thanh thải vật chướng ngại đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền giữa cá nhân và tổ chức:
Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Do đó, không trục vớt tài sản bị đắm chìm theo quy định thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, mức phạt tiền đối với tổ chức là từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trục vớt tài sản đó.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?