Dân quân tự vệ có được xem là nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai hay không?

Dân quân tự vệ có được xem là nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai hay không? Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai được xây dựng như thế nào? Tôi mới đăng ký trở thành dân quân tại xã Trung Sơn tỉnh Quảng Trị được 2 tháng. Theo thông tin dự báo từ đài khí tượng thủy văn trung ương là sắp tới sẽ đón bão và chúng tôi nhận được công văn trở thành nguồn nhân lực cho hoạt động phòng chống bão sắp tới có đúng không? Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai được xây dựng như thế nào? Xin anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn

Dân quân tự vệ có được xem là nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai hay không? 

Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định về nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai như sau:

1. Nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai bao gồm:

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn là lực lượng tại chỗ thực hiện hoạt động phòng, chống thiên tai;

b) Dân quân tự vệ là lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án ứng phó thiên tai của địa phương và sự điều động của người có thẩm quyền;

c) Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và là lực lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội theo sự điều động của người có thẩm quyền;

d) Tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo sự chỉ huy của người có thẩm quyền;

đ) Người làm công tác phòng, chống thiên tai tại cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

2. Lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã được thành lập ở cấp xã, hoạt động kiêm nhiệm, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định trên cơ sở nguồn nhân lực quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, bao gồm dân quân ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu; dân quân ở cấp xã và tổ chức khác tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án ứng phó thiên tai của địa phương.

3. Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, việc bạn là dân quân tự vệ thì bạn được xem là nguồn nhân lực cho việc phòng chống bão sắp tới theo phương án ứng phó thiên tai của địa phương và sự điều động của người có thẩm quyền

Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai được xây dựng như thế nào?

Tại Điều 14 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 về chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai như sau:

1. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc khi có biến động lớn về thiên tai.

2. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án trọng điểm và việc tổ chức thực hiện phòng, chống thiên tai trên phạm vi cả nước.

3. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai được xây dựng trên cơ sở sau đây:

a) Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội;

b) Thực tiễn hoạt động phòng, chống thiên tai của quốc gia;

c) Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai và biến đổi khí hậu;

d) Nguồn lực cho hoạt động phòng, chống thiên tai;

đ) Nhu cầu và khả năng thích ứng của cộng đồng trước thiên tai.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai.

Trân trọng!

Dân quân tự vệ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Dân quân tự vệ
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người chỉ huy cao nhất của lực lượng Dân quân tự vệ?
Hỏi đáp Pháp luật
Dân quân tự vệ tại chỗ là gì? Dân quân tự vệ tại chỗ năm thứ tư có phải đi huấn luyện hằng năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Phụ cấp thôn đội trưởng năm 2024 là bao nhiêu? Ai có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm thôn đội trưởng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin miễn nghĩa vụ dân quân tự vệ mới nhất chuẩn pháp lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Dân quân thường trực là gì? Có nhiệm vụ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức trợ cấp một lần cho dân quân thường trực khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân thường trực tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ phụ cấp dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban chỉ huy quân sự cấp xã có những chức vụ chỉ huy nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dân quân tự vệ
Nguyễn Minh Tài
539 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Dân quân tự vệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào