Đánh giá nhiễm xạ do hấp thụ chất phóng xạ trong việc ứng phó và xử lý sự cố bức xạ có quy trình như thế nào?
Đánh giá nhiễm xạ do hấp thụ chất phóng xạ trong việc ứng phó và xử lý sự cố bức xạ có quy trình như nào?
Theo Tiểu mục 3.8 Mục I Phụ lục I.9 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) quy trình đánh giá nhiễm xạ do hấp thụ chất phóng xạ trong việc ứng phó và xử lý sự cố bức xạ như sau:
a) Sơ đồ
b) Diễn giải
Quy trình này đánh giá liều hiệu dụng do hấp thụ chất phóng xạ có trong thức ăn và đất.
Bước 1: Thu thập các thông tin đầu vào
- Nồng độ hoạt độ có trong thức ăn, nước uống và sữa.
- Nồng độ hoạt độ có trong bụi.
- Thời gian hấp thụ.
Bước 2: Đánh giá liều hiệu dụng do hấp thụ chất phóng xạ
(17) |
Trong đó:
Eing = Liều hiệu dụng do hấp thụ (mSv)
CFf,I = Nồng độ hoạt độ của nhân phóng xạ i trong thức ăn sau khi chế biến hoặc trong bụi (kBq/kg)
Uf = Khối lượng thức ăn f được người dân tiêu thụ trong một ngày. Đối với người lớn hấp thụ tối đa 100 mg/d và trung bình 25 mg/d, đối với trẻ em hấp thụ cực đại 500 mg/d và trung bình 100 mg/d (kg/d hoặc L/d)
CF5,i = Hệ số chuyển đổi sang liều hiệu dụng đối với nhân phóng xạ i từ hấp thụ tính trên đơn vị thời điểm hấp thụ (mSv/kBq)
DIf,i = Thời gian hấp thụ, nếu thời gian T1/2 > 21 ngày sử dụng giá trị 30 ngày, nếu T1/2 < 21 ngày sử dụng thời gian sống trung bình của nhân phóng xạ
Tm = T1/2 x 1,44
với T1/2 là chu lỳ bán hủy vật lý
Bước 3: Lặp lại bước 2
- Lập lại bước 2 đối với các loại thức ăn khác hoặc các nhóm tuổi khác.
Bước 4: Đánh giá liều hiệu dụng tổng cộng do hấp thụ.
Bước 5: Báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả đánh giá.
Quy trình đánh giá liều chiếu ngoài do bao phủ bởi phóng xạ trong ứng phó và xử lý sự cố bức xạ quy định ra sao?
Tại Tiểu mục 3.9 Mục I Phụ lục I.9 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) quy trình đánh giá liều chiếu ngoài do bao phủ bởi phóng xạ trong ứng phó và xử lý sự cố có quy định:
a) Sơ đồ
b) Diễn giải
Quy trình này đánh giá liều hiệu dụng gây ra bởi nhân phóng xạ phát gamma trong dòng khí có chứa chất phóng xạ. Quy trình này áp dụng đối với sự cố có nhân phóng xạ phát gamma trong dòng khí chứa chất phóng xạ.
Bước 1: Thu thập các thông tin đầu vào tại hiện trường
- Thông tin liên quan đến loại sự cố.
- Thông tin về kết quả đo đạc.
- Nồng độ hoạt độ có trong không khí.
- Thời gian chiếu xạ.
Bước 2: Đánh giá liều hiệu dụng do bao phủ bởi chất phóng xạ
(18) |
Trong đó
Eext = Liều hiệu dụng gây ra do chiếu ngoài do bị bao phủ bởi không khí có nhiễm bẩn phóng xạ (mSv)
a,i = Nồng độ hoạt độ của nhân phóng xạ i trong không khí (kBq/m3)
CF9,i = Hệ số chuyển đổi cho nhân phóng xạ i [(mSv/h)/(kBq/m3)]
Te = thời gian chiếu xạ (h)
Bước 3: Xác định mức ảnh hưởng
- Lưu lại toàn bộ thông tin nêu trên.
- Xác định mức độ liều hiệu dụng.
Bước 4: Báo cáo
- Báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả đánh giá và mức độ báo động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?