Quy trình đánh giá liều bức xạ do hít thở bụi phóng xạ của đánh giá liều bức xạ trong sự cố được quy định như nào?
Quy trình đánh giá liều bức xạ do hít thở bụi phóng xạ của đánh giá liều bức xạ trong sự cố được quy định ra sao?
Theo Tiểu mục 3.6 Mục I Phụ lục I.9 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) quy trình đánh giá liều bức xạ do hít thở bụi phóng xạ được quy định:
a) Sơ đồ
b) Diễn giải
Bước 1: Thu thập các thông tin đầu vào tại hiện trường
- Thông tin liên quan đến loại sự cố.
- Thông tin về kết quả đo đạc.
- Các thông tin về khí tượng.
- Thông tin liên quan đến phóng xạ: loại nguồn, hoạt độ, đặc tính, nồng độ hoạt độ các nhân phóng xạ trong không khí.
- Thời gian hít thở.
Bước 2: Đánh giá liều hiệu dụng và liều tại tuyến giáp do hít thở
(1). Đánh giá liều hiệu dụng do hít thở
(14) |
Trong đó:
= Nồng độ hoạt độ của nhân phóng xạ i trong không khí (kBq/m3)
CF2,i = Hệ số chuyển đổi sang liều hiệu dụng đối với nhân phóng xạ i với tốc độ hít thở 1,5 m3/h [(mSv/h)/kBq/m3)]
Te = Thời gian chiếu xạ của luồng khí (h)
Einh = Liều hiệu dụng do hít thở
Bước 3: Đánh giá liều liều tương đương tại tuyến giáp do hít thở
(15) |
Hthy = Liều tương đương tại tuyến giáp (mSv)
CF1,i = Hệ số chuyển đổi tại tuyến giáp đối với nhân phóng xạ i
= Nồng độ hoạt độ của nhân phóng xạ i trong không khí (kBq/m3)
Te = Thời gian chiếu xạ của luồng khí (h)
Bước 4: Xác định mức ảnh hưởng
- Lưu lại toàn bộ thông tin nêu trên.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của con người khi hít phải bụi phóng xạ.
Bước 5: Báo cáo
- Báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả đánh giá và mức độ báo động.
Đánh giá nhiễm xạ trong không khí của đánh giá liều bức xạ trong sự cố có quy trình như nào?
Tại Tiểu mục 3.7 Mục I Phụ lục I.9 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) đánh giá nhiễm xạ trong không khí của đánh giá liều bức xạ trong sự cố có quy trình như sau:
a) Sơ đồ
b) Diễn giải
Quy trình này đánh giá nồng độ nhân phóng xạ trong không khí dựa trên tốc độ phát tán của chất phóng xạ. Quy trình này áp dụng đối với sự cố có khả năng phát tán phóng xạ vào không khí khi biết được tốc độ phát tán của chất phóng xạ.
Bước 1: Thu thập các thông tin đầu vào tại hiện trường
- Thông tin liên quan đến loại sự cố.
- Thông tin về kết quả đo đạc.
- Các thông tin về khí tượng như: tốc độ trung bình của gió.
- Thông tin liên quan đến phóng xạ: loại nguồn, hoạt độ, đặc tính.
- Tốc độ phát tán.
Bước 2: Đánh giá nồng độ nhân phóng xạ i trong không khí
(16) |
Trong đó
Ca,i = Nồng độ hoạt độ của nhân phóng xạ i trong không khí (kBq/m3)
DFm = Hệ số pha loãng lấy đối với khoảng cách biết trước và trong bán kính < 0,5 km (m-2)
Qi = Tốc độ phát tán của nhân phóng xạ i (kBq/s)
ū = Tốc độ gió trung bình (m/s)
Bước 3: Xác định mức ảnh hưởng
- Lưu lại toàn bộ thông tin nêu trên.
- Xác định mức độ phóng xạ trong không khí.
Bước 4: Báo cáo
- Báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả đánh giá và mức độ báo động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?