Quy trình đánh giá liều từ nguồn điểm của đánh giá liều bức xạ trong sự cố như nào?
Quy trình đánh giá liều từ nguồn điểm của đánh giá liều bức xạ trong sự cố như thế nào?
Tại Tiểu mục 3.2 Mục I Phụ lục I.9 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) quy trình đánh giá liều từ nguồn điểm trong sự cố như sau:
a) Sơ đồ
b) Diễn giải
Quy trình này quy định hoạt động đánh giá liều hiệu dụng và suất liều từ nguồn điểm với hoạt độ nguồn biết trước hoặc đánh giá hoạt độ và khoảng cách tới nguồn điểm với suất liều ghi nhận được.
Bước 1: Thu thập các thông tin đầu vào
- Hoạt độ phóng xạ của nguồn điểm.
- Khoảng cách tới nguồn.
- Thời gian chiếu xạ.
Bước 2: Đánh giá các thông số
Liều hiệu dụng tại một khoảng cách do nguồn điểm:
(1) |
Eext: Liều hiệu dụng từ một nguồn điểm (mSv)
A: Hoạt độ của nguồn (kBq)
Te: Thời gian chiếu xạ (h)
CF6: Hệ số chuyển đổi [(mSv/h)/(kBq)]
X: Khoảng cách tới nguồn điểm (m)
d1/2 Bề dày hấp thụ một nửa của vỏ nguồn (cm)
d: Bề dày lớp che chắn (cm)
Suất liều tại một khoảng cách nhất định từ một nguồn điểm
(2) |
Trong đó
Ḋ : Suất liều (mGy/h)
CF7: Hệ số chuyển đổi [(mGa/h)/(kBq)]
A: Hoạt độ của nguồn phóng xạ (kBq)
X: Khoảng cách tới nguồn điểm (m)
d1/2: Bề dày hấp thụ một nửa của vỏ nguồn (cm)
d: Bề dày lớp che chắn (cm)
Bước 3: Đánh giá khoảng cách đến nguồn điểm
Dự đoán sơ bộ về khoảng cách từ nguồn có thể thực hiện được bằng cách đo suất liều ở hai khoảng cách trong “đường ngắm” và sử dụng luật bình phương nghịch đảo:
(3) |
và
(4) |
Trong đó:
X1: Khoảng cách từ nguồn tới điểm đo thứ nhất M1 (m)
x: Khoảng cách giữa hai điểm đo (m)
Ḋ1: Suất liều đo được tại vị trí thứ nhất M1 (mGy/h)
Ḋ2: Suất liều đo được ở vị trí thứ hai M2 (mGy/h)
Bước 4: Đánh giá hoạt độ nguồn phóng xạ
(5) |
Trong đó:
A = Hoạt độ nguồn phóng xạ (kBq)
X1: Khoảng cách từ nguồn tới điểm đo thứ nhất M1 (m)
Ḋ1: Suất liều đo được tại vị ví M1 (mGy/h)
CF7: Hệ số chuyển đổi [(mGyh)/(kBq)]
d: Bề dày che chắn (cm)
d1/2: Bề dày suy yếu một nửa (cm)
Đánh giá liều từ nguồn dây hoặc tràn đổ của đánh giá liều bức xạ trong sự cố có quy trình như nào?
Theo Tiểu mục 3.3 Mục I Phụ lục I.9 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) thì quy trình đánh giá liều từ nguồn dây hoặc trần đổ của đánh giá liều bức xạ trong sự cố như sau:
a) Sơ đồ
b) Diễn giải
Quy trình này quy định hoạt động đánh giá liều hiệu dụng và suất liều từ nguồn dây hoặc tràn đổ với hoạt độ phóng xạ nguồn biết trước hoặc đánh giá hoạt độ và khoảng cách tới nguồn điểm với suất liều ghi nhận được.
Bước 1: Thu thập các thông tin đầu vào
- Hoạt độ phóng xạ của nguồn điểm.
- Khoảng cách tới nguồn.
- Thời gian chiếu xạ.
Bước 2: Đánh giá các thông số
Liều hiệu dụng (chiếu xạ ngoài) từ vùng nhiễm bẩn phóng xạ được tính theo công thức sau:
(6) |
Trong đó
X: Khoảng cách từ tâm vùng xạ (m)
R: Bán kính vùng xạ (m)
Eext: Liều hiệu dụng (mSv)
CF6: Hệ số chuyển đổi [(mSv/h)/(kBq)]
As: Hoạt độ của vùng nhiễm bẩn (Bq/m2)
Te: Thời gian chiếu xạ (h)
Bước 3: Đánh giá suất liều
- Suất liều tại khoảng cách X từ vùng nhiễm bẩn được tính theo công thức sau:
(7) |
Trong đó
Ḋ: Suất liều (mGy/h)
CF7: Hệ số chuyển đổi [(mGy/h)/(kBq)]
X: Khoảng cách tới nguồn dây (dạng ống) (m)
R: Bán kính vùng xạ (m)
As: Hoạt độ 1 m nguồn dây (dạng ống) (Bq/m2)
Bước 4: Đánh giá hoạt độ
- Hoạt độ chất phóng xạ tràn ra ngoài được tính từ suất liều theo công thức sau:
(8) |
Trong đó
Ḋ: Suất liều (mGy/h)
CF7: Hệ số chuyển đổi [(mGy/h)/(kBq)]
X: Khoảng cách tới nguồn dây (dạng ống) (m)
R: Bán kính vùng xạ (m)
As: Hoạt độ 1 m nguồn dây (dạng ống) (Bq/m2)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?