Mục đích và phạm vi của đánh giá liều bức xạ trong sự cố là như thế nào?

Mục đích và phạm vi của đánh giá liều bức xạ trong sự cố là gì? Quy trình đánh giá liều tổng của đánh giá liều bức xạ trong sự cố như thế nào? Tôi thắc mắc những vấn đề này rất mong được giải đáp theo quy định mới nhất của luật ạ.

Mục đích và phạm vi của đánh giá liều bức xạ trong sự cố là gì?

Theo Mục I Phụ lục I.9 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) có quy định mục đích và phạm vi của đánh giá liều bức xạ trong sự cố về việc xử lý sự cố bức xạ như sau:

1. Mục đích

Quy trình này hướng dẫn việc đánh giá liều bức xạ đối với nhân viên tham gia ứng phó sự cố và người dân ngay sau khi sự cố bức xạ, hạt nhân đã được xử lý sơ bộ và hoạt động khắc phục sự cố đã được tiến hành.

2. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Quy trình này áp dụng đối với lực lượng tham gia công tác ứng phó sự cố theo chức năng nhiệm vụ được giao hoặc theo điều động của Chỉ huy hiện trường.

Quy trình đánh giá liều tổng của đánh giá liều bức xạ trong sự cố như thế nào?

Tại Tiểu mục 3.1 Mục I Phụ lục I.9 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) thì quy trình đánh giá liều tổng của đánh giá liều bức xạ trong sự cố được quy định như sau:

a) Sơ đồ

b) Diễn giải

Đánh giá liều hiệu dụng được thực hiện theo công thức

Et = Eext + Einh + Eing

Trong đó:

Et = Liều hiệu dụng tổng cộng

Eext = Liều hiệu dụng gây ra do chiếu ngoài

Einh = Liều hiệu dụng gây ra do hít thở chất phóng xạ

Eing = Liều hiệu dụng gây ra do hấp thụ (ăn uống) chất phóng xạ.

Bước 1. Thu thập các thông tin đầu vào

- Thông tin liên quan đến nguồn phóng xạ: Loại nguồn, hoạt độ, đặc tính.

- Thông tin liên quan đến loại sự cố: Tràn đổ, cháy nổ, mất nguồn v.v..

- Thông tin về kết quả đo đạc: Suất liều, nhiễm bẩn bề mặt, quan trắc môi trường (không khí, nước, thức ăn) và liều kế cá nhân.

- Các thông tin về khí tượng.

Bước 2: Thu thập các thông tin liên quan đến kết quả đo liều

- Kết quả đo liều bằng liều kế điện tử.

- Kết quả đo liều bằng liều kế cá nhân (TLD, OSLD).

- Kết quả quan trắc (đất, nước, không khí, lương thực thực phẩm).

- Kết quả đo đánh giá nhiễm bẩn bề mặt phóng xạ.

*Đối với chất phóng xạ có khả năng phát tán trong không khí cần thu thập mẫu từ dịch mũi để phục vụ đánh giá hoạt độ chất phóng xạ đã được hấp thụ.

**Đối với chất phóng xạ thâm nhập qua đường hấp thụ (ăn uống) cần lấy mẫu nước tiểu và mẫu phân.

- Mục * và ** phục vụ cho đánh giá liều toàn thân và đánh giá liều tuyến giáp.

- Trong trường hợp vượt quá giới hạn liều, bộ phận y tế cần cung cấp mẫu máu cho việc phân tích hồng cầu, bạch cầu.

Bước 3. Xác định các loại chiếu xạ

Xác định các loại chiếu xạ đối với các đối tượng đánh giá và sử dụng các quy trình tương ứng.

Bước 4. Xác định liều hiệu dụng tổng cộng.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

416 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào