Quy trình, phạm vi của kiểm xạ và tẩy xạ người trong việc xử lý sự cố bức xạ như thế nào?
Quy trình, phạm vi của kiểm xạ và tẩy xạ người trong việc xử lý sự cố bức xạ như nào?
Theo Mục I Phụ lục I.8 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) quy trình, phạm vi của kiểm xạ và tẩy xạ người trong việc xử lý sự cố bức xạ được quy định:
1. Mục đích
Quy trình này quy định hoạt động kiểm xạ, tẩy xạ người theo phương án ứng phó đã được Chỉ huy hiện trường phê duyệt.
2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng đối với lực lượng tham gia công tác ứng phó sự cố theo chức năng nhiệm vụ được giao hoặc theo điều động của Chỉ huy hiện trường.
Nội dung quy trình của kiểm xạ và tẩy xạ người trong việc xử lý sự cố bức xạ ra sao?
Tại Tiểu mục 3 Mục I Phụ lục I.8 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) nội dung quy trình của kiểm xạ và tẩy xạ người trong việc xử lý sự cố bức xạ được quy định:
3.1. Sơ đồ
3.2. Diễn giải
Bước 1: Tập kết và triển khai lực lượng, thiết bị
- Tập kết lực lượng, thiết bị đầu hướng gió và ngay phía ngoài vành đai an toàn bức xạ.
- Kiểm tra số lượng, chủng loại và tình trạng hoạt động của thiết bị.
- Kiểm tra số lượng, chất lượng trang thiết bị, dụng cụ phụ trợ như quần áo bảo hộ, mặt nạ, găng tay, liều kế bức xạ cá nhân, v.v.
Bước 2: Chuẩn bị kiểm xạ người
- Trước khi tiếp cận đối tượng nghi ngờ nhiễm bẩn phóng xạ, các nhân viên kiểm xạ phải được trang bị bảo hộ cá nhân: quần áo chống nhiễm bẩn phóng xạ có mũ trùm đầu, ủng cao su; găng tay cao su; mặt nạ hoặc khẩu trang có khả năng ngăn chặn nhiễm bẩn phóng xạ qua không khí; liều kế cá nhân.
- Tiếp cận hiện trường với thiết bị đo có giới hạn đo ít nhất 100 mSv/h được bật sẵn (không đi vào khu vực có suất liều xung quanh > 100 mSv/h).
- Nếu nghi ngờ có khủng bố hoặc tội phạm thì lực lượng công an phải rà soát mọi người để kiểm tra có vũ khí hay không trước khi khảo sát bức xạ và những người tham gia ứng phó được bảo vệ tránh nguy hiểm từ những người khả nghi có vũ trang.
- Thực hiện kiểm tra hoạt động của thiết bị khảo sát trong khu vực cách xa hiện trường: kiểm tra pin; xác nhận thiết bị có thể đo suất liều môi trường trong khoảng phông khu vực (điển hình là giữa 0,05 - 0,3 µSv/h). Mở cửa sổ đo beta (nếu có); gói thiết bị vào túi nhựa; ghi số thiết bị và mức phông trong khu vực ngoài hiện trường.
- Để lại một thiết bị kiểm tra trong vùng sạch và không sử dụng trong việc khảo sát thông thường.
- Thiết lập khu vực kiểm xạ trong vùng có suất liều môi trường dưới 0,3 µSv/h.
- Bảo đảm các đối tượng có suất liều khảo sát > 100 µSv/h tại 1m được xác định và cô lập trước khi người dân đi vào khu vực khảo sát, có che chắn cho mọi người cách xa khu vực khảo sát (2 m hoặc nhiều hơn). Cô lập đối tượng được nhận diện với suất liều > 100 µSv/h.
Bước 3: Thiết lập khu vực kiểm xạ, tẩy xạ người
- Thiết lập khu vực tẩy xạ bên ngoài vùng hàng rào bên trong thích hợp với các nguồn lực sẵn có và số người cần tẩy xạ:
- Tẩy xạ nhanh đối với số lượng lớn: Đảm bảo an ninh và an toàn với các điểm vào ra được kiểm soát, quy định mọi người phải rửa tay chân và mặt mũi và vứt bỏ một phần quần áo mặc ngoài.
- Tẩy xạ toàn diện đối với số lượng nhỏ: Đảm bảo biện pháp an ninh và các quy định để tắm rửa và ngay lập tức thay quần áo mới. Xây dựng các khu vực riêng biệt cho đàn ông và phụ nữ.
- Nước sử dụng cho tẩy xạ phải được thu lại nhưng không được làm chậm trễ việc tẩy xạ.
- Chuẩn bị chăn, quần áo, và bất cứ thứ gì có thể để cho những người phải bỏ quần áo ngoài sử dụng.
- Nếu có nghi ngờ có hoạt động khủng bố hoặc tội phạm phải đảm bảo rà soát vũ khí của mọi người trước khi tẩy xạ và những người ứng phó phải được bảo vệ với những người nghi ngờ có thể có trang bị vũ khí.
Bước 4: Tiến hành kiểm xạ người
- Cán bộ kiểm xạ đeo găng tay và quần áo bảo vệ, thay đổi găng tay thường xuyên. Thực hiện kiểm xạ bằng cách dùng thiết bị kiểm tra các vị trí bề mặt ngoài theo hình zigzag sao cho bao chùm toàn bộ cơ thể người cần được kiểm xạ (bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân).
- Định kì kiểm tra và nếu có nhiễm bẩn phóng xạ > 0,3 µSv/h thì thực hiện tẩy xạ.
- Định kỳ xác nhận thiết bị đo hoạt động tốt và không bị nhiễm bẩn phóng xạ (có thể đo phông). Nếu bị nhiễm bẩn phóng xạ thì phải thay túi nhựa và kiểm tra lại.
- Khảo sát tóc, tay, túi, các phần bẩn của quần áo, chân và mặt. Giữ thiết bị cách 10 cm từ bề mặt muốn khảo sát.
- Ghi lại kết quả khảo sát nhiễm bẩn phóng xạ.
- Thực hiện những hành động sau phụ thuộc vào kết quả khảo sát.
Đo khảo sát cá nhân: Suất liều gamma tại khoảng cách 10 cm cách bề mặt (quần áo) |
|
< 1 µSv/h |
> 1 µSv/h |
a) Nhắc nhở người được khảo sát: - Tắm rửa và thay quần áo càng sớm càng tốt - Lắng nghe các chỉ dẫn chính thức b) Giải phóng |
a) Đưa những người được khảo sát ngay lập tức đi tẩy xạ b) Nếu không thực hiện được tẩy xạ ngay thì phải nhắc họ: - Tắm rửa và thay quần áo càng sớm càng tốt - Lắng nghe các chỉ dẫn chính thức c) Giải phóng |
Bước 5: Tiến hành tẩy xạ người
- Cán bộ tẩy xạ đeo găng tay và quần áo bảo vệ, thay đổi thường xuyên. Định kỳ kiểm tra đồ bảo hộ. Nếu mức nhiễm bẩn phóng xạ > 1 µSv/h thì phải tẩy xạ.
- Giữ các gia đình ở gần nhau và yêu cầu người lớn hỗ trợ trẻ em hoặc những người khác cần hỗ trợ (nếu có thể).
- Hướng dẫn mọi người một số biện pháp phù hợp với mức tẩy xạ đang thực hiện:
Tẩy xạ nhanh |
Tẩy xạ toàn diện |
Không ăn uống, không hút thuốc và không để tay gần miệng cho đến khi thay quần áo ngoài và/hoặc tắm rửa |
Không ăn uống, không hút thuốc và không để tay gần miệng cho đến khi thay quần áo ngoài và/hoặc tắm rửa |
Cởi bỏ càng nhiều càng tốt quần áo mặc ngoài (nếu điều kiện cho phép và nếu có quần áo thay thế) và đặt quần áo vào các túi với dây buộc có nhãn đánh dấu) |
Bỏ hoàn toàn quần áo và đặt và trong các túi nếu có thể là chất nhiễm bẩn phóng xạ |
Rửa mặt mũi tay chân với nước hoặc với vải, khăn ướt |
Tắm với nước và chất tẩy rửa (nếu có). Cẩn thận với việc gội đầu - vì phần này có thể bị nhiễm bẩn phóng xạ nhiều nhất |
Thay đổi tất cả quần áo và tắm càng sớm càng tốt sau khi được giải phóng |
Cung cấp quần áo mới cho những người đã được tẩy xạ |
Giải phóng |
Giải phóng |
- Thu các vật nhiễm bẩn phóng xạ, đánh dấu các túi quần áo nhiễm bẩn phóng xạ và đánh dấu túi chứa các vật khác.
- Nước thải sau khi tẩy xạ được coi là nước đã nhiễm bẩn phóng xạ cần phải xử lý theo nguyên tắc đảm bảo theo tiêu chuẩn được chấp nhận: Xả ra cống rãnh 20 MBq/5000 lít; Xả ra nguồn nước 2 MBq/5000 lít.
- Kiểm xạ lại để xác định không còn nhiễm bẩn phóng xạ.
- Cung cấp cho mọi người thông tin hướng dẫn tiếp theo sau khi được giải phóng từ khu vực tẩy xạ. Nếu cần hỗ trợ y tế, các đối tượng sau khi tẩy xạ cần được đưa tới khu vực y tế đã thiết lập trước đó.
- Xử lý kết quả khảo sát, danh sách tẩy xạ và quần áo nhiễm bẩn phóng xạ.
- Thường xuyên đưa các túi có thể có các vật nhiễm bẩn phóng xạ tới các khu vực cô lập và đảm bảo an toàn.
Bước 6: Kết thúc hoạt động kiểm xạ, tẩy xạ người
- Kết thúc công việc kiểm xạ người, các nhân viên thực hiện kiểm tra chéo cho nhau để đảm bảo không bị nhiễm bẩn phóng xạ.
- Kết thúc công tác tẩy xạ người, các nhân viên thực hiện kiểm xạ chéo cho nhau để đảm bảo không bị nhiễm bẩn phóng xạ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?