Các bên tham gia hòa giải tại Tòa có phải trả tiền phí phiên dịch tiếng nước ngoài hay không?

Các bên tham gia hòa giải tại Tòa có phải trả tiền phí phiên dịch tiếng nước ngoài không? Nghĩa vụ của các bên khi tham gia hòa giải tại Tòa án là gì? Chào ban biên tập, tôi có tranh chấp với hàng xóm tôi là người nước ngoài, tuy nhiên tôi không biết ngoại ngữ nên khi tham gia hòa giải tại Tòa thì Tòa có thuê bên ngoài phiên dịch viên, vậy khi chi trả các chi phí có phải trả tiền chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài không? Xin được giải đáp.

Các bên tham gia hòa giải tại Tòa có phải trả tiền phí phiên dịch tiếng nước ngoài không?

Căn cứ Điều 9 hi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:

1. Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do ngân sách nhà nước bảo đảm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí trong các trường hợp sau đây:

a) Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch;

b) Chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án; chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở;

c) Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.

3. Chính phủ quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp và việc quản lý, sử dụng chi phí quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, khi anh/chị tham gia hòa giải tại Tòa án mà có thuê phiên dịch viên tiếng nước ngoài thì phải trả chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.

Nghĩa vụ của các bên khi tham gia hòa giải tại Tòa án là gì? 

Theo Khoản 2 Điều 8  nghĩa vụ của các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:

2. Các bên có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ pháp luật;

b) Tham gia hòa giải, đối thoại với tinh thần thiện chí, hợp tác để thúc đẩy quá trình hòa giải, đối thoại đạt kết quả tích cực; trình bày chính xác tình tiết, nội dung của vụ việc, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc theo yêu cầu của Hòa giải viên;

c) Chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin, tài liệu, chứng cứ mà mình cung cấp trong quá trình hòa giải, đối thoại; nếu thông tin, tài liệu, chứng cứ cung cấp là giả mạo thi kết quả hòa giải, đối thoại bị vô hiệu; trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự; nếu gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;

d) Tôn trọng Hòa giải viên và các bên có liên quan; thực hiện các yêu cầu của Hòa giải viên theo quy định của Luật này;

đ) Chấp hành quy chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án;

e) Thực hiện các nội dung đã hòa giải thành, đối thoại thành.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Hồng Công Minh
390 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào