Quy định về mục đích, phạm vi của cung cấp thông tin trong việc ứng phó và xử lý sự cố bức xạ như nào?
Quy định về mục đích, phạm vi của cung cấp thông tin trong việc ứng phó và xử lý sự cố bức xạ như thế nào?
Theo Mục I Phụ lục I.6 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) mục đích, phạm vi của cung cấp thông tin trong việc ứng phó và xử lý sự cố bức xạ được quy định:
1. Mục đích
Quy trình này quy định các giai đoạn cung cấp thông tin về sự cố bức xạ và hạt nhân và đưa ra thông cáo báo chí của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra sự cố.
2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng đối với lực lượng tổng hợp thông tin và xây dựng các mẫu báo cáo để ra thông cáo báo chí theo chức năng nhiệm vụ được giao hoặc chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Nội dung quy trình của cung cấp thông tin trong việc ứng phó và xử lý sự cố bức xạ được quy định như nào?
Tại Tiểu mục 3 Mục I Phụ lục I.6 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) quy định về nội dung quy trình của cung cấp thông tin trong việc ứng phó và xử lý sự cố bức xạ như sau:
3.1. Sơ đồ
3.2. Diễn giải
Bước 1: Xử lý và xây dựng nội dung cung cấp thông tin
Các tổ chức ứng phó tổng hợp và báo cáo thông tin cho Ban Chỉ huy.
Ban Chỉ huy giao đơn vị thường trực lập nhật ký ứng phó sự cố làm cơ sở báo cáo sự cố.
Đơn vị thường trực giao phòng chức năng tổng hợp thông tin và xây dựng các mẫu báo cáo:
- Mẫu thông cáo báo chí trước khi có thông tin cụ thể về sự cố để cung cấp thông tin đến công chúng.
- Mẫu thông cáo báo chí về tình huống sự cố liên quan đến thiết bị phát tán chất phóng xạ và vận chuyển.
- Mẫu thông cáo báo chí về các tình huống nguồn bị thất lạc hoặc mất cắp.
- Mẫu thông cáo báo chí về sự cố phát hiện nguồn phóng xạ nguy hiểm tại khu vực dân cư.
- Mẫu thông cáo báo chí tổng hợp về sự cố.
Bước 2: Báo cáo thông tin
Ban chỉ huy ứng phó sự cố báo cáo ngay và liên tục theo yêu cầu cho Cơ quan chủ quản, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ có liên quan, Chính phủ (nếu có yêu cầu) khi có sự cố xảy ra trên địa bàn.
Nội dung báo cáo theo hướng dẫn trong Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân đã được phê duyệt. Mức sự cố sẽ được đánh giá theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử.
Bước 3: Cung cấp và tư vấn thông tin công chúng
Ban chỉ huy ứng phó sự cố thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự cố đang xảy ra trên địa bàn theo. Mức sự cố được quy định trong Luật Năng lượng nguyên tử.
Tư vấn công chúng về các vấn đề an toàn, rủi ro sức khỏe: khuyến cáo và chỉ dẫn liên quan tới các biện pháp bảo vệ cho con người và môi trường qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Bước 4: Thông báo cho các địa phương lân cận bị ảnh hưởng
Ban chỉ huy ứng phó của tỉnh thông báo ngay cho Ban chỉ huy ứng phó sự cố (hoặc UBND tỉnh/thành phố) địa phương lân cận nơi có thể bị ảnh hưởng từ sự cố xảy ra trên địa bàn để có kế hoạch ứng phó thích hợp.
Thông tin thông báo rõ ràng và cụ thể, trong đó có nguyên nhân xảy ra, đánh giá mức độ nguy hiểm sự cố, khuyến cáo các biện pháp ứng phó.
Bước 5: Tổng hợp thông tin, báo cáo Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA (khi cần thiết)
Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện thông báo cho Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế khi có chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?