Phân biệt đối xử con nuôi và con đẻ bị xử phạt như thế nào?

Phân biệt đối xử con nuôi và con đẻ bị xử phạt như nào? Có được chấm dứt việc nuôi con nuôi khi phân biệt con nuôi và con đẻ không? Chào Ban biên tập, em có điều này cần được giải đáp ạ. Em hiện tại học lớp 9 và đang được nhận nuôi. Khi trước bố mẹ nuôi nhận em bởi vì bố mẹ khó có con. Trong 5 năm nhận nuôi em bố mẹ vẫn cố gắng đi chữa để có thể mang thai được thì sau đó bố mẹ cũng có được em Bim. Từ khi có em Bim thì em đã không được bố mẹ quan tâm lo lắng nữa đã vậy còn hay cáu gắt và nổi nóng với em còn em Bim thì rất được cưng chiều. Có phải em Bim là con ruột nên mới được như vậy không? Em không biết là việc phân biệt giữa con nuôi và con đẻ như vậy có bị phạt không? Em rất mong được giải đáp ạ.

Phân biệt con nuôi và con đẻ bị xử phạt như nào?

Căn cứ Khoản 3 Điều 13 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định về các hành vi bị cấm như sau:

1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Theo Khoản 1 Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi;

b) Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;

c) Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước;

d) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.

Như vậy, phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Có bị chấm dứt việc nuôi con nuôi khi phân biệt con nuôi và con đẻ không?

Tại Điều 25 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.

Theo đó, hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi là hành vi vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này nên trường hợp phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi thì có thể bị chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

300 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào