Quy định về mục đích, phạm vi của thu hồi nguồn phóng xạ trong việc ứng phó và xử lý sự cố bức xạ như nào?
Quy định về mục đích, phạm vi của thu hồi nguồn phóng xạ trong việc ứng phó và xử lý sự cố bức xạ như thế nào?
Căn cứ Mục I Phụ lục I.5 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) mục đích, phạm vi của thu hồi nguồn phóng xạ trong việc ứng phó và xử lý sự cố bức xạ được quy định:
1. Mục đích
Quy trình này quy định hoạt động thu hồi nguồn phóng xạ theo phương án ứng phó đã được Chỉ huy hiện trường phê duyệt.
2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng đối với lực lượng tham gia thu hồi nguồn phóng xạ theo chức năng nhiệm vụ được giao hoặc theo điều động của Chỉ huy hiện trường.
Nội dung quy trình của thu hồi nguồn phóng xạ trong việc ứng phó và xử lý sự cố bức xạ được quy định ra sao?
Căn cứ Tiểu mục 3 Mục I Phụ lục I.5 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) quy định về nội dung quy trình của thu hồi nguồn phóng xạ trong việc ứng phó và xử lý sự cố bức xạ:
3.1. Sơ đồ
(a) Quy trình nhân viên ứng phó trực tiếp thu hồi nguồn phóng xạ
(b) Quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị thu hồi nguồn phóng xạ
3.2. Diễn giải
(a) Quy trình nhân viên ứng phó trực tiếp thu hồi nguồn phóng xạ
Bước 1: Dùng dụng cụ chuyên dụng dọn những vật gây cản trở việc tiếp cận nguồn phóng xạ.
Bước 2: Thu gom hết nguồn phóng xạ hoặc mảnh vỡ chứa chất phóng xạ
- Đưa bình chì vào khu vực có nguồn phóng xạ hoặc mảnh vỡ có chứa chất phóng xạ.
- Mở nắp bình chì, dùng tay gắp đưa nguồn phóng xạ hoặc mảnh vỡ chứa chất phóng xạ vào bình chì.
- Đóng nắp bình chì.
- Định kỳ theo dõi liều kế cá nhân để bảo đảm liều tích lũy không vượt quá giới hạn cho phép.
- Đưa bình chì tới biên hàng rào an toàn đã thiết lập.
Bước 3: Đo kiểm tra an toàn bức xạ đối với hiện trường và bề mặt bình chì
- Đo kiểm tra an toàn bức xạ tại khu vực đã thu hồi nguồn phóng xạ hoặc mảnh vỡ có chứa chất phóng xạ.
- Đo kiểm tra an toàn bức xạ bề mặt bình chì.
Bước 4: Đo kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ với nhân viên tham gia ứng phó và trang thiết bị trước khi ra khỏi hàng rào an toàn.
Bước 5: Thu gom quần, áo, trang thiết bị nhiễm bẩn phóng xạ tại hiện trường.
Bước 6: Đưa bình chì lên xe vận chuyển và vận chuyển tới khu vực lưu giữ.
(b) Quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị thu hồi nguồn phóng xạ
Bước 1: Thu gom hết nguồn phóng xạ hoặc mảnh vỡ chứa chất phóng xạ
- Đưa xe vận chuyển tới khu vực có nguồn phóng xạ hoặc mảnh vỡ có chứa chất phóng xạ.
- Sử dụng phương tiện thu hồi nguồn phóng xạ chuyên dụng đưa nguồn phóng xạ và mảnh vỡ có chứa chất phóng xạ vào xe vận chuyển.
- Lặp lại các thao tác 1, 2 cho tới khi thu gom hết nguồn phóng xạ hoặc mảnh vỡ chứa chất phóng xạ.
- Định kỳ theo dõi liều kế cá nhân để bảo đảm liều tích lũy không vượt quá giới hạn cho phép.
Bước 2: Đo kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ nhân viên tham gia ứng phó và trang thiết bị trước khi ra khỏi hàng rào an toàn.
Bước 3: Thu gom quần áo, trang thiết bị nhiễm bẩn phóng xạ tại hiện trường.
Bước 4: Đo kiểm tra an toàn bức xạ cho xe vận chuyển và tiến hành tẩy xạ (nếu xe bị nhiễm bẩn phóng xạ) trước khi ra khỏi hàng rào an toàn.
Bước 5: Xe di chuyển tới khu vực lưu giữ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?