Bản vẽ thi công tu bổ di tích là như thế nào?
Bản vẽ thi công tu bổ di tích là như thế nào?
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 9 Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL quy định về bản vẽ thi công tu bổ di tích như sau:
Bản vẽ thi công tu bổ di tích bao gồm:
1. Bản vẽ tư liệu liên quan đến lịch sử hình thành, quá trình tồn tại, biến đổi và các lần tu bổ di tích (nếu có).
2. Bản vẽ hiện trạng di tích, bao gồm:
a) Bản vẽ xác định vị trí di tích trên bản đồ hành chính cấp tỉnh, thể hiện đường đến di tích từ trung tâm hành chính cấp tỉnh;
b) Bản vẽ mặt bằng tổng thể di tích, mặt cắt tổng thể di tích, tỷ lệ 1/500, thể hiện hướng của di tích, các khu vực tiếp giáp di tích, lịch sử hình thành các công trình kiến trúc hiện có, dấu vết nền móng hoặc bộ phận của công trình kiến trúc đã mất, hệ thống hiện vật, đồ thờ ngoại thất, cảnh quan và kỹ thuật hạ tầng;
c) Bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt của công trình di tích được tu bổ, tỷ lệ 1/50, có chú thích về niên đại, vật liệu, màu sắc và tình trạng kỹ thuật của từng loại cấu kiện, thành phần kiến trúc;
d) Bản vẽ chi tiết cấu kiện, thành phần kiến trúc điển hình của công trình di tích được tu bổ, tỷ lệ 1/50 - 1/20;
đ) Bản vẽ sơ đồ bài trí hiện vật, đồ thờ nội thất của công trình di tích được tu bổ, tỷ lệ 1/100.
Bản vẽ giải pháp tu bổ di tích là như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL quy định về bản vẽ giải pháp tu bổ di tích như sau:
Bản vẽ giải pháp tu bổ di tích, bao gồm:
a) Bản vẽ quy hoạch mặt bằng tổng thể di tích, mặt cắt tổng thể di tích, tỷ lệ 1/500, có chú thích hạng mục công trình di tích được tu bổ, công trình được tôn tạo, xây dựng mới phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
b) Bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt của công trình di tích được tu bổ, tỷ lệ 1/50, nêu rõ giải pháp kỹ thuật và vật liệu tu bổ của từng loại cấu kiện, thành phần kiến trúc;
c) Bản vẽ chi tiết giải pháp kỹ thuật tu bổ đối với từng loại cấu kiện, thành phần kiến trúc, tỷ lệ 1/50 - 1/20, chỉ định vị trí, quy cách đánh dấu niên đại vật liệu xây dựng mới đưa vào di tích nhằm phân biệt với yếu tố gốc cấu thành di tích;
d) Bản vẽ công trình được tôn tạo, xây dựng mới phục vụ việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hệ thống kỹ thuật hạ tầng, phòng, chống cháy, nổ, mối, mọt và các tai họa bất thường khác;
đ) Bản vẽ nhà bao che phục vụ thi công tu bổ di tích, nhà bảo quản cấu kiện, thành phần kiến trúc phải hạ giải;
e) Bản vẽ tổ chức thi công tu bổ di tích thể hiện các nội dung: vị trí các kho bảo quản cấu kiện, thành phần kiến trúc; khu vực thi công tu bổ cấu kiện, thành phần kiến trúc; vị trí thiết bị phòng cháy, chữa cháy; khu vực tập kết cấu kiện, thành phần kiến trúc không còn khả năng sử dụng; vị trí tập kết vật liệu xây dựng mới, dự kiến đưa vào công trình; nội dung, quy cách và vị trí lắp đặt nội quy công trường; phương án tổ chức hoạt động của di tích trong quá trình thi công;
g) Bản vẽ mô tả quy trình kỹ thuật thi công đặc biệt (nếu có).ư
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?