Có được nuôi 2 con nhỏ với mức lương 04 triêu không? Không nuôi dưỡng chăm sóc con thì cha mẹ có bị phạt không?
Có được nuôi 2 con nhỏ với mức lương 04 triêu không?
Xin chào các anh chị. Chị em sinh đôi 2 bé mới được 5 tháng, tuy nhiên do xích mích với chồng hiện tại 2 vợ chồng đều muốn ly hôn. Chị em hiện chưa có công việc ổn định làm tại nhà tầm 4 triệu thì chị em có được quyền nuôi 2 bé đến 36 tháng như luật định không ạ. Anh chị giải đáp giúp em, em xin cảm ơn ạ!
Trả lời:
Điều 81 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Hiện con bạn 5 tháng thì nguyên tắc sẽ giao cho bạn nuôi dưỡng, người chồng không trực tiếp nuôi con thì có trách nhiệm cấp dưỡng cho con.
Không nuôi dưỡng chăm sóc con thì cha mẹ có bị phạt không?
Hiện nay nhiều gia đình sinh con ra nhưng cha mẹ lại không thực hiện nghĩa vụ của mình, không chăm sóc nuôi dưỡng con. Cho hỏi: Cha mẹ không nuôi dưỡng chăm sóc con có bị phạt?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định:
Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Việc cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật;
b) Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.
Ly hôn thì bố mẹ chồng có được giành quyền nuôi cháu không?
Do có nhiều mâu thuẫn gia đình nên chúng tôi muốn tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn. Tuy nhiên, chồng với bố mẹ chồng tôi cương quyết không để tôi giành quyền nuôi cháu. Tôi thực sự quá bế tắc, cho hỏi bố mẹ chồng có quyền giành nuôi cháu khi vợ chồng tôi ly hôn không? Hiện bên kia rất có điều kiện nên luôn muốn giành cháu và chèn ép tôi. Mong tư vấn giúp, cảm ơn!
Trả lời:
Điều 55 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn như sau:
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Điều 69 Luật này quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ:
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
...
Theo Điều 104 Luật này thì Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
Như vậy, theo quy định trên thì bố mẹ là người có trách nhiệm trực tiếp nuôi dưỡng con; ông bà có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu. Do đó, việc ông bà giành nuôi cháu là không có cơ sở, bạn và chồng mới có quyền này nên hai bên có thể thỏa thuận với nhau để thuận tình ly hôn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?