Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác ứng phó thảm họa động đất, sóng thần ở trung ương?
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác ứng phó thảm họa động đất, sóng thần ở trung ương được quy định ra sao?
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác ứng phó thảm họa động đất, sóng thần ở địa phương được quy định ra sao?
- Kế hoạch xây dựng và cập nhật Kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần các cấp như thế nào?
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác ứng phó thảm họa động đất, sóng thần ở trung ương được quy định ra sao?
Tại Tiết a Tiểu mục 1 Mục IV Kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác ứng phó thảm họa động đất, sóng thần ở trung ương như sau:
a) Cấp trung ương
- Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia chỉ đạo công tác ứng phó thảm họa động đất, sóng thần;
- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai chỉ đạo công tác ứng phó thảm họa động đất, sóng thần theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai là Văn phòng thường trực, thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan thường trực ứng phó thảm họa động đất, sóng thần của bộ, cơ quan ngang bộ.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác ứng phó thảm họa động đất, sóng thần ở địa phương được quy định ra sao?
Tại Tiết b Tiểu mục 1 Mục IV Kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác ứng phó thảm họa động đất, sóng thần ở địa phương như sau:
b) Cấp địa phương
- Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, chỉ huy công tác ứng phó thảm họa động đất, sóng thần;
- Cơ quan Quân sự cấp tỉnh là cơ quan thường trực ứng phó thảm họa động đất, sóng thần cấp tỉnh;
- Cơ quan Quân sự cấp huyện là cơ quan thường trực ứng phó thảm họa động đất, sóng thần cấp huyện.
Kế hoạch xây dựng và cập nhật Kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần các cấp như thế nào?
Tại Tiểu mục 2 Mục IV Kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về kế hoạch xây dựng và cập nhật Kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần các cấp như sau:
2. Xây dựng và cập nhật Kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần các cấp
- Kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần được tích hợp với Kế hoạch Phòng thủ dân sự của các bộ, cơ quan ngang bộ và các cấp của địa phương.
- Hằng năm Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, gửi báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Xét tuyển sớm là gì? Dự kiến không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu từng ngành 2025?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?