Quy định đối với người vận tải trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa như nào?
Quy định đối với người vận tải trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa như thế nào?
Tại Điều 29 Nghị định 42/2020/NĐ-CP đối với người vận tải trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa được quy định:
1. Bố trí phương tiện vận chuyển phù hợp với loại hàng hoá nguy hiểm cần vận chuyển. Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm giám sát hành trình của xe ô tô hoặc truy cập vào hệ thống nhận dạng tự động của tàu thuyền AIS của các phương tiện được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thuộc đơn vị mình cho cơ quan cấp Giấy phép trước khi thực hiện vận chuyển (áp dụng đối với các phương tiện kinh doanh vận tải).
2. Kiểm tra hàng hóa bảo đảm an toàn trước khi thực hiện vận chuyển theo quy định.
3. Chấp hành đầy đủ thông báo của người thuê vận tải và những quy định ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.
4. Thực hiện niêm yết biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm loại hàng hoá nguy hiểm đang vận chuyển theo quy định.
5. Phải làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng đó.
6. Chấp hành các quy định ghi trong Giấy phép và chỉ được tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm khi có Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm còn hiệu lực đối với loại, nhóm, tên hàng hóa quy định phải có Giấy phép, có biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm.
7. Chỉ thực hiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm khi hàng hóa có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển.
8. Phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc rắn khử nhạy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện trên hành trình vận chuyển.
9. Phải có phương án ứng cứu sự cố tràn dầu khi vận tải xăng, dầu trên đường thủy nội địa.
10. Tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện để vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định. Thực hiện lưu trữ hồ sơ tập huấn tối thiểu 03 năm.
Người vận tải bị cơ quan có thẩm quyền tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm được quy định ra sao?
Theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 42/2020/NĐ-CP có quy định đối với người vận tải bị cơ quan có thẩm quyền tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
Người vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thì phải dừng toàn bộ các hoạt động liên quan đến vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Sau khi hết thời hạn tước, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia vận chuyển thì người vận tải phải làm thủ tục để được cấp lại Giấy phép theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Nghị định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai quyết toán thuế có sai sót nếu khai bổ sung làm giảm số thuế phải nộp thì thực hiện như thế nào?
- Hướng dẫn miễn, giảm, gia hạn thuế cho người nộp thuế bị ảnh hưởng do thiên tai năm 2024?
- Mẫu Đơn đăng ký cấp sổ đỏ theo Mẫu số 04/ĐK theo Nghị định 101?
- Giao thừa 2025 là ngày mấy Âm lịch? Giao thừa 2025 bắn pháo hoa bao nhiêu phút?
- Cách thay đổi số điện thoại trên ứng dụng VNeID tại nhà nhanh chóng năm 2024?