Xây dựng, thực hiện dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng quy định như thế nào?
Xây dựng, thực hiện dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng quy định như thế nào?
Theo Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 Thông tư 09/2022/TT-BLĐTBXH (Có hiệu lực từ 11/07/2022)về xây dựng, thực hiện dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng được quy định như sau:
1. Điều kiện hỗ trợ dự án
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
2. Các bước xây dựng, phê duyệt dự án
a) Bước 1: Xây dựng dự án
Cộng đồng dân cư phối hợp, thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến triển khai dự án để xây dựng dự án theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và lập hồ sơ đề xuất thực hiện dự án.
Hồ sơ đề xuất thực hiện dự án bao gồm: Biên bản họp dân; kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; tổng chi phí dự án, đề nghị mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, phần đóng góp của các thành viên tổ nhóm; kết quả thực hiện dự án; hình thức luân chuyển, cách thức quản lý hiện vật hoặc tiền luân chuyển quay vòng trong cộng đồng (nếu có); trách nhiệm giám sát của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với quản lý hiện vật hoặc tiền luân chuyển; nhu cầu đào tạo, tập huấn về kỹ thuật; nội dung khác (nếu có) theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
b) Bước 2: Thẩm định dự án
Cộng đồng dân cư gửi hồ sơ đề xuất dự án, phương án sản xuất đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến triển khai dự án để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định.
Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Tổ thẩm định hồ sơ đề xuất dự án, phương án sản xuất và quyết định đơn vị, bộ phận giúp việc cho Tổ thẩm định. Thành phần Tổ thẩm định bao gồm: Tổ trưởng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện; thành viên là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có dự án, phương án sản xuất của cộng đồng; lãnh đạo phòng, ban chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; chuyên gia hoặc những người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất do cộng đồng bình chọn (nếu có),
c) Bước 3: Phê duyệt dự án
Căn cứ ý kiến thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng phòng, ban trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất do cộng đồng dân cư đề xuất.
Nội dung quyết định dự án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất bao gồm: Tên dự án, phương án; thời gian triển khai; địa bàn thực hiện; đối tượng tham gia dự án; các hoạt động của dự án; dự toán kinh phí thực hiện dự án; nguồn kinh phí thực hiện (ngân sách nhà nước hỗ trợ, vay vốn tín dụng ưu đãi, vốn lồng ghép thực hiện các chính sách và vốn đối ứng của các hộ gia đình tham gia (nếu có)); hình thức, mức quay vòng (nếu có); dự kiến hiệu quả, kết quả đầu ra của dự án, phương án; trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm cam kết (nếu có).
d) Trong thời gian 7 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thứ trưởng phòng, ban trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt dự án; trường hợp dự án không đủ điều kiện theo quy định phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 6, 7, 8 và 9 Điều 5 Thông tư này.
Tổ chức thực hiện dự án xây dựng, thực hiện dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng quy định như thế nào như thế nào?
Tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư này quy định tổ chức thực hiện dự án xây dựng, thực hiện dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng như sau:
4. Tổ chức thực hiện dự án
a) Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo nội dung của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến cộng đồng dân cư thực hiện dự án.
b) Cộng đồng dân cư triển khai thực hiện các nội dung hoạt động của dự án đảm bảo tiến độ và hiệu quả; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện dự án 6 tháng, hằng năm và tổng kết, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi, đánh giá việc thực hiện dự án trên địa bàn; kịp thời kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện các nội dung vướng mắc liên quan.
d) Cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện dự án mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất ký hợp đồng với đại diện cộng đồng dân cư; hướng dẫn, giám sát, thanh toán, giải ngân vốn dựa trên kết quả nghiệm thu từng giai đoạn hoàn thành nội dung, hoạt động của dự án, phương án sản xuất theo tiến độ thực hiện được cấp có thẩm quyền quyết định quy định tại khoản 6 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?