Kiểm soát tài liệu khí tượng trên cao gồm nội dung nào?
Kiểm soát tài liệu khí tượng trên cao gồm nội dung nào?
Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2022/TT-BTNMT (có hiệu lực từ 18/07/2022) này quy định về kiểm soát tài liệu khí tượng trên cao gồm những nội dung sau:
1. Kiểm soát tài liệu thám không vô tuyến gồm: phương pháp quan trắc, hiệu chỉnh phương tiện và dụng cụ đo; quy trình quan trắc, chế độ quan trắc, thời gian quan trắc; nhập số liệu, tính toán số liệu, chọn trị số đặc trưng, mã điện; tính hợp lý số liệu theo không gian, thời gian và yếu tố quan trắc:
a) Kiểm soát số liệu và việc nhập số liệu khoảnh khắc thả;
b) Kiểm soát việc lựa chọn đối lưu hạn, gió cực đại, gió lớn nhất, điểm đặc tính;
c) Kiểm soát các số liệu đã được mã hóa;
d) Kiểm soát, so sánh số liệu khoảnh khắc thả theo không gian và thời gian;
đ) Kiểm soát các điểm đặc tính để bổ sung hoặc loại bỏ khỏi chuỗi số liệu;
e) Kiểm soát tốc độ thăng (lên thẳng) ca quan trắc;
g) Kiểm soát thời gian giao nộp (truyền) dữ liệu, báo cáo.
2. Kiểm soát tài liệu gió trên cao gồm: phương pháp quan trắc, hiệu chỉnh phương tiện và dụng cụ đo; quy trình quan trắc, chế độ quan trắc, thời gian quan trắc; nhập số liệu, tính toán số liệu, chọn trị số đặc trưng, mã điện; tính hợp lý số liệu theo không gian, thời gian và yếu tố quan trắc:
a) Kiểm soát số liệu quan trắc;
b) Kiểm soát việc nhập số liệu quan trắc vào phần mềm để tính toán;
c) Kiểm soát kết quả tính toán và kết quả phát báo;
d) Kiểm soát việc lựa chọn gió cực đại, gió lớn nhất;
đ) Kiểm soát các yếu tố liên quan tới tốc độ thăng (lên thẳng) của bóng;
e) Kiểm soát, so sánh số liệu khí tượng bề mặt trước khi thả bóng theo không gian và thời gian để xem xét việc sử dụng bóng có phù hợp hay không;
g) Kiểm soát các đặc điểm thời tiết khi kết thúc quan trắc để xem xét nguyên nhân kết thúc quan trắc có phù hợp hay không;
h) Kiểm soát thời gian giao nộp (truyền) dữ liệu, báo cáo.
Kiểm soát tài liệu ô-dôn và bức xạ cực tím gồm phương pháp nào?
Theo Khoản 3 Điều 6 Thông tư này quy định kiểm soát tài liệu ô-dôn và bức xạ cực tím gồm những phương pháp sau:
3. Kiểm soát tài liệu ô-dôn và bức xạ cực tím gồm: phương pháp quan trắc, hiệu chỉnh phương tiện và dụng cụ đo; quy trình quan trắc, chế độ quan trắc, thời gian quan trắc; tính toán số liệu và chọn trị số đặc trưng; tính hợp lý số liệu theo không gian, thời gian và yếu tố quan trắc:
a) Kiểm soát sự thừa, thiếu các số liệu trong các bảng biểu;
b) Kiểm soát tính đúng đắn, tính phù hợp của chế độ quan trắc với chu trình hoạt động của mặt trời (theo mùa, theo tháng và đặc điểm mây, gió);
c) Kiểm soát các thông số về các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm của thiết bị và môi trường hoạt động của thiết bị;
d) Kiểm soát tính phù hợp của các chỉ số quan trắc và đặc trưng thời tiết;
e) Kiểm soát thời gian giao nộp (truyền) dữ liệu, báo cáo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?