Đối tượng, tiêu chí thi đua Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021-2025
Đối tượng, tiêu chí thi đua Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021-2025
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục IV Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm Quyết định 587/QĐ-TTg năm 2022 quy định về đối tượng, tiêu chí thi đua như sau:
1. Đối tượng, tiêu chí thi đua
a) Đối với các bộ, ban, ngành, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội:
- Hoàn thành có chất lượng, đúng tiến độ các nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo sự phân công của Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương.
- Nghiên cứu để kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Đối với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, người dân thực hiện phong trào thi đua, tạo sự đồng thuận, lan tỏa trong xã hội về xây dựng nông thôn mới.
- Tiếp tục đăng ký và tham gia chỉ đạo, hỗ trợ (có địa chỉ và kết quả cụ thể) đối với địa phương trong xây dựng nông thôn mới.
b) Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (tỉnh, thành phố):
- Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
- Có huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu; có tỷ lệ hoặc có số xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu cao nhất trong cụm; có mức tăng trưởng tiêu chí bình quân/xã cao nhất trong cụm;
- Có nhiều mô hình trên các lĩnh vực chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế nông nghiệp gắn với biến đổi khí hậu, phát triển du lịch nông thôn gắn với phát triển làng nghề và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả; ban hành, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn có hiệu quả; triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Trung ương và là đơn vị tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới so với các tỉnh trong cụm thi đua;
- Các tỉnh, thành phố trên không nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
c) Đối với cấp huyện:
- Huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và là đơn vị tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh, thành phố;
- Các huyện, thị xã, thành phố trên không nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
d) Đối với xã:
- Đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và là xã tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện; không nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới;
- Đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và là xã có kết quả nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới toàn diện, nổi bật; không nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
đ) Đối với thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí nông thôn mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
e) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:
- Có những đóng góp cụ thể, thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và được cấp có thẩm quyền ghi nhận;
- Có liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống của địa phương, có nhiều sản phẩm OCOP được xếp hạng từ 3 sao trở lên; phối hợp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và giải quyết được nhiều việc làm cho người dân trên địa bàn nông thôn.
g) Đối với cá nhân:
- Cán bộ, công chức, viên chức nỗ lực bám sát cơ sở, có sáng kiến, giải pháp hữu ích trong việc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách, hướng dẫn hoặc tháo gỡ khó khăn cho cơ sở trong xây dựng nông thôn mới;
- Người lao động (nông dân, công nhân...), thành viên hợp tác xã tích cực hưởng ứng, tham gia Phong trào thi đua với những việc làm thiết thực (đóng góp tiền của, công sức, đất đai...) hoặc có mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả, có phát minh, sáng chế trong lao động, sản xuất góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới.
h) Đối tượng khác: Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các hội, doanh nhân, trí thức, nhà khoa học, các gia đình, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài... có nhiều đóng góp về công sức, trí tuệ, vật chất xây dựng nông thôn mới; sản xuất giỏi, có thu nhập cao và giúp đỡ cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021-2025
Theo Tiểu mục 2 Mục IV Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm Quyết định 587/QĐ-TTg năm 2022 quy định về hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng như sau:
2. Hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng
a) Hình thức khen thưởng:
- Huân chương Lao động;
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
- Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
- Giấy khen.
b) Tiêu chuẩn khen thưởng:
Căn cứ thành tích trong thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025, việc xét khen thưởng cho các tập thể, gia đình và cá nhân tiêu biểu, xuất sắc được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?