Các trường hợp nào phải tổ chức đối thoại trong Công an nhân dân?
Các trường hợp tổ chức đối thoại trong Công an nhân dân?
Theo Khoản 1 Điều 20 Thông tư 23/2022/TT-BCA (Có hiệu lực từ 30/06/2022) các trường hợp tổ chức đối thoại trong Công an nhân dân như sau:
a) Trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại quyết định kỷ luật, người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại. Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau;
b) Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại
Trường hợp người giải quyết khiếu nại lần hai là Bộ trưởng: trực tiếp đối thoại đối với các khiếu nại phức tạp (có nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, có nhiều ý kiến khác nhau của các cơ quan có thẩm quyền về biện pháp giải quyết, người khiếu nại có thái độ gay gắt, dư luận xã hội quan tâm, vụ việc ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội). Đối với các trường hợp khác, Bộ trưởng giao đồng chí Thứ trưởng phụ trách hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh tổ chức đối thoại với người khiếu nại (sau đây gọi chung là người chủ trì đối thoại). Trong quá trình đối thoại, người chủ trì đối thoại phải kịp thời báo cáo người giải quyết khiếu nại về những nội dung phức tạp, vượt quá thẩm quyền; kết thúc đối thoại phải báo cáo người giải quyết khiếu nại về kết quả đối thoại và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.
Trình tự đối thoại trong Công an nhân dân?
Theo Khoản 2 Điều này trình tự đối thoại trong Công an nhân dân như sau:
a) Chuẩn bị đối thoại
Người chủ trì đối thoại xác định nội dung cần trao đổi, đối thoại; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại trước 03 ngày làm việc;
b) Thành phần tham gia đối thoại
Người chủ trì đối thoại, Tổ xác minh, người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và người giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có);
c) Tiến hành đối thoại
Người chủ trì đối thoại kiểm tra thành phần tham gia đối thoại; hướng dẫn các bên cách thức, nội dung cần đối thoại; thông báo kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại, người bị khiếu nại trình bày ý kiến về nội dung sự việc, bổ sung thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến khiếu nại và yêu cầu, nguyện vọng của mình (nếu có); ý kiến của đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và người giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có); kết thúc đối thoại, người chủ trì đối thoại kết luận về nội dung đối thoại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?