Nếu đã có phán quyết trọng tài có quyền khởi kiện tiếp hay không?
Nếu đã có phán quyết trọng tài có quyền khởi kiện tiếp không?
Tôi có ký với một công ty một hợp đồng mua bán hàng hóa và có thỏa thuận trọng tài tại ITAC, bên tôi đã giao hàng. Tuy nhiên đến hẹn trả tiền vẫn không thấy công ty thanh toán, do đó tôi đã khởi kiện ra trung tâm trọng tài và yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên phán quyết của trọng tài không làm hài lòng tôi, cho hỏi trường hợp này tôi có quyền khởi kiện tiếp tại một trung tâm trọng tài khác hay lên tòa án không?
Trả lời: Căn cứ Khoản 5 Điều 61 và Khoản 1 Điều 66 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
- Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
- Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
Với quy định trên thì phán quyết trọng tài là có giá trị chung thẩm, có nghĩa là phán quyết này sẽ không bị kháng cáo hay kháng nghị bởi một cơ quan nào khác, khi có phán quyết các bên phải tự nguyện thi hành, nếu không thi hành thì sẽ bị cưỡng chế theo luật thi hành án dân sự. Tuy nhiên phán quyết trọng tài có thể bị hủy bỏ bởi tòa án nếu bạn có yêu cầu và thuộc trường hợp bị hủy theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. => Bạn sẽ không được khởi kiện đến một cơ quan nào khác khi đã có phán quyết trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài vụ việc bắt buộc gửi đơn khởi kiện cho bị đơn không?
Công ty tôi và công ty bạn có thỏa thuận với nhau trong hợp đồng mua bán hàng hóa là khi có tranh chấp phát sinh sẽ giải quyết bằng trọng tài vụ việc, sau khi tranh chấp phát sinh các bên sẽ thỏa thuận lựa chọn trọng tài viên. tuy nhiên sau khi có tranh chấp công ty bạn đã yêu cầu tòa án chỉ định trọng tài viên. Cho tôi hỏi việc công ty này thực hiện hành vi như vậy có căn cứ không? Nếu không thì giải quyết như thế nào? Cảm ơn.
Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
Với quy định này thì công ty đối tác của bạn đã thực hiện sai quy định, khi hai bên đã thỏa thuận trọng tài vụ việc thì xảy ra tranh chấp muốn giải quyết bằng con đường trọng tài thì phải gửi đơn khởi kiện cho bị đơn trước.
- Tranh chấp này muốn giải quyết bằng trọng tài vụ việc thì phải theo trình tự sau:
+ Nguyên đơn muốn khởi kiện phải gửi đơn khởi kiện cho bị đơn trước
+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn thì bị đơn phải lựa chọn tên trọng tài viên và gửi thông báo cho nguyên đơn và trọng tài viên mà mình chọn biết, kèm theo đó là bản tự bào chữa.
+ Hết thời hạn 30 ngày mà bị đơn không thông báo việc chọn tên trọng tài viên giải quyết tranh chấp thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định trọng tài viên cho bị đơn.
Kết luận: Trường hợp nguyên đơn yêu cầu tòa án chỉ định trọng tài là sai quy định, trường hợp này phải gửi đơn khởi kiện cho bị đơn là công ty bạn để công ty bạn chọn trọng tài viên.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi nào trong tố tụng trọng tài?
Chào anh chị, tôi và công ty có giao dịch một lô hàng nông sản và có thỏa thuận trọng tài, việc trả tiền đã thực hiện trước đó và đến hẹn giao hàng, bên tôi đã thực hiện giao hàng theo quy định nhưng không biết vì lý do nào đó mà công ty đối tác không nhận hàng, đã hơn 10 ngày vẫn không thấy đến nhận hàng. Cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có quyền yêu cầu trung tâm trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp là bán lô hàng trên để giảm hư hại thì có được không? Nhờ giải đáp.
Trả lời: Căn cứ Điều 49 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
- Theo yêu cầu của một trong các bên, Hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp.
- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong đó có: Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp.
Với quy định trên thì khi bạn có yêu cầu thì trung tâm trọng tài sẽ xem xét để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Bởi lẽ hàng hóa là nông sản thì khả năng hư hỏng rất cao, nên trong trường hợp này trung tâm trọng tài có thể sẽ áp dụng biện pháp bán hàng hóa này đi để ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra.
Tuy nhiên cho dù trung tâm trọng tài có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không thì bạn vẫn có quyền yêu cầu trung tâm trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với lô hàng này.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?