Trách nhiệm của các Bộ khác trong Chương trình Bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025?
- Trách nhiệm của các Bộ khác trong Chương trình Bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025
- Trách nhiệm Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Chương trình Bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025
Trách nhiệm của các Bộ khác trong Chương trình Bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025
Căn cứ Tiểu mục 6 Mục VI Điều 1 Quyết định 590/QĐ-TTg năm 2022 quy định về trách nhiệm của Các bộ khác như sau:
6. Các Bộ: Công an, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Y tế và các bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, có kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện Chương trình.
Trách nhiệm Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Chương trình Bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025
Theo Tiểu mục 7 Mục VI Điều 1 Quyết định 590/QĐ-TTg năm 2022 quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
a) Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương; chỉ đạo rà soát quy hoạch, lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư bố trí ổn định dân cư theo quy định.
b) Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
c) Chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương, kết hợp lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án và nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn để triển khai thực hiện Chương trình.
d) Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách hỗ trợ để thực hiện các nội dung, giải pháp của Chương trình tại địa phương.
đ) Chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các dự án cụ thể trên địa bàn; các tỉnh có dân đi và đến phối hợp tổ chức công tác đăng ký nhận hộ khẩu, thẻ căn cước công dân theo quy định của Luật Cư trú.
e) Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hàng năm và giai đoạn 2021 - 2025, đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả Chương trình gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?