Quan điểm và nguyên tắc thực hiện Chương trình Bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo 2021-2025
Quan điểm và nguyên tắc thực hiện Chương trình Bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo 2021-2025?
Căn cứ Mục II Điều 1 Quyết định 590/QĐ-TTg năm 2022 quy định về quan điểm và nguyên tắc thực hiện như sau:
1. Bố trí ổn định dân cư phù hợp với các quy hoạch các cấp theo quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng và các quy hoạch có liên quan.
2. Bố trí ổn định dân cư là mục tiêu, đồng thời là giải pháp để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo vệ chủ quyền, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái, tài nguyên nước. Bố trí ổn định dân cư tập trung, có trọng điểm, đảm bảo kết cấu hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất để người dân đến nơi ở mới có điều kiện sống ổn định lâu dài; hướng tới hình thành các điểm dân cư đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; phù hợp với phong tục, tập quán văn hóa của từng dân tộc.
3. Bố trí ổn định dân cư là trách nhiệm của các ngành, các cấp chính quyền địa phương. Hộ gia đình, cá nhân bố trí ổn định theo quy hoạch, kế hoạch được Nhà nước hỗ trợ về di chuyển (nếu có) và các điều kiện để ổn định đời sống, phát triển bền vững cộng đồng dân cư. Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nội dung thuộc Chương trình theo quy định và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn để thực hiện Chương trình.
4. Việc bố trí ổn định dân cư chủ yếu trên địa bàn trong xã, huyện, tỉnh. Trường hợp cần thiết có nhu cầu di dân đi ngoài tỉnh, cần thống nhất tỉnh có dân đi và tỉnh có dân đến để bố trí theo quy hoạch. Ưu tiên thực hiện bố trí dân cư xen ghép là chủ yếu, kết hợp với di dân tập trung và ổn định tại chỗ.
Mục tiêu của Chương trình Bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo 2021-2025, định hướng 2030
Theo Mục III Điều 1 Quyết định 590/QĐ-TTg năm 2022 quy định về mục tiêu của Chương trình như sau:
1. Mục tiêu chung
Thực hiện bố trí ổn định dân cư tại các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng, nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021 - 2030, thực hiện bố trí ổn định 121.290 hộ, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 bố trí ổn định 64.283 hộ, bao gồm: 47.159 hộ vùng thiên tai; 3.726 hộ vùng đặc biệt khó khăn; 2.872 hộ vùng biên giới, hải đảo; 10.526 hộ di cư tự do, hộ cư trú trong khu rừng đặc dụng.
b) Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản không còn tình trạng dân di cư tự do; tại các vùng dự án bố trí ổn định dân cư: Tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 3%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 45% trở lên; tỷ lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 98% trở lên; không còn nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố đạt 90% trở lên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?