Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn phục vụ quản lý nhà nước của Ban quản lý khu du lịch quốc gia như thế nào?
Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn phục vụ quản lý nhà nước của Ban quản lý khu du lịch quốc gia như nào?
Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 30/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/08/2022) nhiệm vụ, quyền hạn phục vụ quản lý nhà nước của Ban quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định:
a) Nghiên cứu, xây dựng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch phát triển khu du lịch quốc gia dài hạn, trung hạn, hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; các chủ trương, chính sách đặc thù, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào khu du lịch quốc gia; các chương trình, dự án đầu tư phát triển trong khu du lịch quốc gia bảo đảm phù hợp với các quy hoạch quốc gia, ngành, vùng, tỉnh; định mức, khung giá của dịch vụ hỗ trợ phát triển khu du lịch quốc gia;
b) Nghiên cứu, xây dựng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quy chế phối hợp quản lý đối với khu du lịch quốc gia nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; xây dựng và ký kết quy chế phối hợp quản lý khu du lịch quốc gia với Ban quản lý chuyên ngành (nếu có);
c) Tham gia ý kiến đối với các dự án đầu tư, điều chỉnh quy hoạch trong phạm vi khu du lịch quốc gia;
d) Quản lý, kiểm tra và giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các tổ chức, cá nhân liên quan; giám sát chất lượng dịch vụ du lịch trong phạm vi khu du lịch quốc gia; quản lý hoạt động của hướng dẫn viên du lịch tại điểm; lập biên bản ban đầu, bảo vệ hiện trường, bảo quản tang vật vi phạm, kịp thời báo cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
đ) Xây dựng hoặc phối hợp xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý, đầu tư phát triển, bảo vệ, bảo tồn nâng cao giá trị, đa dạng hóa tài nguyên du lịch trong phạm vi khu du lịch quốc gia theo quy định của pháp luật;
e) Bảo đảm trật tự, an toàn cho khách du lịch, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vệ sinh môi trường; phục vụ công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh; không để xảy ra sai phạm liên quan tới công tác quản lý trong phạm vi khu du lịch quốc gia;
g) Ban hành và phổ biến, hướng dẫn thực hiện nội quy, kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án ứng phó với sự cố môi trường, các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch trong khu du lịch quốc gia;
h) Nghiên cứu, đánh giá, xác định sức chứa của khu du lịch quốc gia để quản lý và tổ chức khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên du lịch;
i) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Cơ chế phối hợp của đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ quy định như nào?
Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 30/2022/NĐ-CP (có hiệu lực 01/08/2022) quy định về cơ chế phối hợp của đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ như sau:
Cơ chế phối hợp của đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ với các cơ quan liên quan thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính hoặc pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?