Người gây tai nạn giao thông đường thủy nội địa bị xử lý thế nào?

Người gây tai nạn giao thông đường thủy nội địa bị xử lý như thế nào? Bồi thường thiệt hại sức khoẻ do người gây tai nạn giao thông đường thủy nội địa như thế nào? Bố mẹ tôi đang điều khiển tàu trên sông thì bị người khác điều khiển tàu đi ngược chiều đâm vào làm bố mẹ tôi rơi xuống sông và bị thương, một người bị thương 37% và một người bị thương 28%. Người gây tai nạn cho bố mẹ tôi biểu hiện say rượu trong người và đi với tốc độ nhanh. Xin hỏi là người gây tai nạn sẽ bị xử lý như thế nào ? Xin cảm ơn!

Người gây tai nạn giao thông đường thủy nội địa bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Khoản 3 Điều 36 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2014 quy định về chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa như sau:

3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình phải điều khiển phương tiện với tốc độ an toàn để có thể xử lý các tình huống tránh va, không gây mất an toàn đối với phương tiện khác hoặc tổn hại đến các công trình; giữ khoảng cách an toàn giữa phương tiện mình đang điều khiển với phương tiện khác; phải giảm tốc độ của phương tiện trong các trường hợp sau đây:

a) Đi gần phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng, phương tiện bị nạn, phương tiện chở hàng nguy hiểm;

b) Đi trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa;

c) Đi gần đê, kè khi có nước lớn.

Căn cứ Khoản 1 Điều 272 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 84 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy như sau:

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thủy mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thủy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Theo đó, tổng tổn hại sức khoẻ của bố mẹ bạn là 65% nên người gây ra thương tích cho bố mẹ bạn sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Bồi thường thiệt hại sức khoẻ do người gây tai nạn giao thông đường thủy nội địa

Căn cứ Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trân trọng!

Tai nạn giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tai nạn giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo kết quả khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
06 việc CSGT cần làm trước khi khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn khi bị TNGT mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông nào có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tai nạn giao thông
Tạ Thị Thanh Thảo
1,496 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào