Cho vay nặng lãi có bị khai trừ ra khỏi Đảng đối với Đảng viên không?
Cho vay nặng lãi có bị khai trừ ra khỏi Đảng đối với Đảng viên ?
Cho hỏi, anh trai tôi là đảng viên có 4 năm tuổi đảng. Mới đây anh tôi có cho vay nặng lãi thì bị xử lý như thế nào về mặt đảng ạ? Có bị khai trừ ra khỏi đảng không ạ?
Trả lời: Theo Điều 31 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 quy định như sau:
3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Tổ chức sản xuất, bán hoặc lưu hành, tán phát các văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại.
b) Sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép hoặc tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy.
c) Cho vay nặng lãi, sử dụng các hành vi trái pháp luật dưới mọi hình thức để đòi nợ."
Như vậy, anh bạn hiện đang là Đảng viên nhưng lại có hành vi cho vay nặng lãi thì sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ theo quy định trên.
Dùng thẻ Đảng đi vay tiền có bị khai trừ ra khỏi Đảng?
Anh em đang là Đảng viên, được 8 năm tuổi Đảng. Nhưng mới đây do nợ nần nên có dùng thẻ Đảng đi vay tiền thì có bị khai trừ ra khỏi Đảng không ạ?
Trả lời: Theo Điều 11 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 quy định về vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ như sau:
3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
...
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để can thiệp trái quy định vào việc tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp, điều động cán bộ.
d) Làm giả hồ sơ để được xét đi học, tiếp nhận, tuyển dụng vào các cơ quan, tổ chức.
đ) Dùng thẻ đảng viên để vay tiền hoặc tài sản.
Như vậy, trường hợp anh của bạn dùng thẻ đảng viên để vay tiền thì sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Xử lý đảng viên khi vi phạm luật phòng chống tham nhũng
Đảng viên là Thành viên Hội đồng Thành viên một doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 96% vốn. Nhưng tôi bị vi phạm Khoản 5, Điều 20, luật phòng chống tham nhũng thì tôi sẽ bị xử lý như thế nào về mặt đảng?
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 5 Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng 2018 thì:
5. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; …
Theo như bạn cung cấp thì Đảng viên vi phạm Khoản 5 Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng 2018, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 thì:
Trường hợp đảng viên tạo điều kiện để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột thực hiện các dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực mình hoặc đơn vị mình trực tiếp phụ trách trái quy định nhằm trục lợi thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
Ngoài xử lý kỷ luật về mặt đảng, đảng viên có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật theo quy chế khen thưởng - kỷ luật của nội bộ công ty.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, có thể bị xử lý kỷ luật đảng bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Mẫu thông báo phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia theo Nghị định 135?
- Tên gọi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua các thời kỳ?
- Thời hạn công ty phải khai trình việc sử dụng lao động là bao lâu kể từ ngày bắt đầu hoạt động?
- Gây thương tích bao nhiêu phần trăm thì đi tù?