Nhiệm vụ chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 được quy định ra sao?
Nhiệm vụ chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 được quy định như thế nào?
Tại Tiểu mục 3 Mục I Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ban hành kèm theo Quyết định 960/QĐ-BKHĐT năm 2022 có quy định về nhiệm vụ chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 của Bộ Kết hoạch và đầu tư như sau:
a) Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội và Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/1/2022 của Chính phủ.
b) Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước được giao trong năm 2022, điều hành các khoản chi đảm bảo đủ điều kiện thủ tục về chi ngân sách nhà nước theo quy định; phấn đấu tăng các nguồn thu theo quy định, quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, trong phạm vi dự toán được giao. Rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài đảm bảo phục vụ yêu cầu công tác phù hợp với diễn biến của dịch bệnh COVID-19.
c) Duy trì nâng cao cảnh giác đối với dịch bệnh, kết hợp triển khai chương trình phòng, chống dịch bệnh song song với phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới. Tích cực nghiên cứu, sáng tạo những chính sách mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cũng như người dân vượt qua ảnh hưởng của bệnh dịch COVID-19, đảm bảo tháo gỡ khó khăn hiệu quả và bắt kịp với diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
d) Tiếp tục thực hiện tốt vai trò Tổ trưởng Tổ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ (Tổ 1317), phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong việc điều hành hiệu quả chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khách để kích thích tổng cầu phù hợp,tháo dỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
e) Tiếp tục triển khai Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 của Chính phủ; cải cách, đổi mới cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức cũng như tiết giảm chi phí dịch vụ.
f) Thực hiện tiết kiệm trong quản lý, sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, không đề xuất, phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung trùng lặp, thiếu tính khả thi. Tiếp tục thực hiện công khai ngân sách nhà nước trong các đơn vị nhằm phát huy dân chủ và mở rộng công khai, minh bạch trong chi ngân sách và sử dụng tài sản công.
g) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng, công trình trọng điểm quốc gia, các dự án liên kết vùng, phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm cũng như các đô thị lớn. Phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đẩy nhanh việc lập và phê duyệt các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030.
h) Tích cực thực hiện chuyển đổi số quốc gia, tăng cường đẩy mạnh kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu, sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số, triển khai chế độ báo cáo, xử lý công việc trên môi trường mạng và họp trực tuyến. Khẩn trương triển khai các giải pháp thúc đẩy việc kết nối, chia sẻ dữ liệu để hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia phục vụ công cuộc quản lý, điều hành.
i) Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, bảo đảm tính hiệu quả đi kèm với ý thức tiết kiệm, công khai đối với mọi quyết định đầu tư, xây dựng, mua sắm, sử dụng, khai thác và xử lý tài sản công tại cơ quan Bộ. Thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định; mua sắm theo hình thức tập trung đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải mua sắm tập trung theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; đảm bảo thực hiện trình tự, thủ tục mua sắm và hạch toán, báo cáo cũng như quản lý, sử dụng tài sản sau khi mua sắm theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
Nhiệm vụ trọng tâm về quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước trong chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 như thế nào?
Tại Tiểu mục 1 Mục II Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ban hành kèm theo Quyết định 960/QĐ-BKHĐT năm 2022 có quy định như sau:
1. Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước
a) Thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương, đẩy mạnh khoán chi hành chính. Giảm tần suất và thắt chặt các khoản kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp, công tác phí, chi tiếp khách, khánh tiết, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm,... phấn đấu tiết kiệm so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; phấn đấu tiết kiệm chi đoàn ra, đoàn vào so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không bố trí đoàn ra trong chi thường xuyên các Chương trình mục tiêu quốc gia. Không bố trí chi thường xuyên đối với các nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn.
Thực hiện khoán chi hành chính và các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc chi tiêu, sử dụng kinh phí được cấp bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật và Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan.
b) Tiếp tục triển khai áp dụng Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (Tabmis) vào công tác quản lý NSNN tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nằm trong Dự án cải cách tài chính công được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 21/12/2003).
c) Tiếp tục thực hiện công khai ngân sách nhà nước trong các đơn vị nhằm phát huy dân chủ và mở rộng công khai, minh bạch trong chi ngân sách và sử dụng tài sản công.
d) Triển khai việc giao quyền tự chủ toàn diện cho khu vực sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên năm 2022 tiếp tục giảm chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
e) Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017. Mọi quyết định đầu tư, xây dựng, mua sắm, sử dụng, khai thác và xử lý tài sản công tại cơ quan Bộ phải bảo đảm tính hiệu quả với ý thức tiết kiệm, tránh thất thoát tài sản gây lãng phí. Thực hiện việc mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định. Trình tự, thủ tục mua sắm tài sản nhà nước bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Tài sản sau khi mua sắm phải hạch toán, báo cáo và quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện việc mua sắm theo phương thức tập trung đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải mua sắm tập trung theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?