Xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân báo cáo được quy định như thế nào?
Xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân báo cáo
Căn cứ Điều 14 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định về xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân như sau:
1. Căn cứ vào Quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.
2. Trước khi công bố Quyết định thanh tra 05 ngày làm việc, Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi đối tượng thanh tra kèm theo Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo. Văn bản yêu cầu phải nêu rõ nội dung, hình thức báo cáo, thời hạn báo cáo.
3. Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, gồm các nội dung sau:
a) Tình hình, đặc điểm có liên quan đến đối tượng, nội dung thanh tra và những tác động, ảnh hưởng, những vấn đề cần báo cáo giải trình, nhận xét, đánh giá (nếu có) liên quan đến việc chấp hành pháp luật của đối tượng thanh tra;
b) Thực trạng việc chấp hành pháp luật của đối tượng thanh tra theo từng nội dung thanh tra;
c) Những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị (nếu có).
Việc phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân
Theo Điều 15 Thông tư 128/2021/TT-BCA việc phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân được quy định:
1. Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn để phổ biến và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; thảo luận về phương pháp tiến hành thanh tra; biện pháp phối hợp giữa các thành viên Đoàn.
2. Trưởng đoàn thanh tra kết luận từng nội dung để thống nhất thực hiện; khi cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho thành viên Đoàn thanh tra. Cuộc họp Đoàn thanh tra được lập thành biên bản và lưu trong Hồ sơ thanh tra.
3. Thành viên Đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công và báo cáo Trưởng đoàn thanh tra phê duyệt. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công của thành viên Đoàn thanh tra, gồm các nội dung:
a) Nhiệm vụ cụ thể được giao;
b) Mục đích, yêu cầu;
c) Phương pháp, cách thức tiến hành;
d) Thời gian thực hiện;
đ) Đề xuất (nếu có).
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân
- Hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện khi nào?
- Viên chức được bổ nhiệm vào chuyên ngành công tác xã hội trước 28/01/2023 có được xem là đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không?
- Nhà đầu tư phải thông báo về thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài cho cơ quan trong thời hạn bao lâu kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận?
- Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm như thế nào?
- Mẫu Giấy cam kết không có tranh chấp đất đai mới nhất năm 2023 được quy định như thế nào?