Được quyền giành nuôi con từ vợ hay không? Người có con rồi có được nhờ người khác mang thai hộ nữa hay không?

Được quyền giành nuôi con từ vợ không? Người có con rồi có được nhờ người khác mang thai hộ nữa không? Xử phạt con dâu đánh mẹ chồng như thế nào?

Được quyền giành nuôi con từ vợ không?

Xin hỏi là nếu mẹ nuôi con không tốt cha có thể giành lại quyền nuôi con của mẹ không? Tôi tên Nhân năm nay 30 tuổi. tôi ly hôn vợ được 02 năm. Hai chúng tôi có 01 con chung 09 tuổi. Tôi muốn hỏi là hiện tại tôi thấy cuộc sống của con tôi không được đầy đủ và thiếu thốn khi ở với mẹ. Tôi có thể giành lại quyền nuôi được không?

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

- Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

+ Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

+ Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

- Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

- Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

+ Người thân thích;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

+ Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì bạn có thể thỏa thuận lại với vợ cũ về việc nuôi dưỡng con hoặc bạn chứng minh được là vợ bạn không còn đủ khả năng để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Ngoài ra, đối với con hơn 07 tuổi bạn cần phải xem nguyện vọng của con về việc nuôi dưỡng.

Người có con rồi có được nhờ người khác mang thai hộ nữa không?

Vợ chồng chúng tôi đã có một con chung. Chúng tôi hiện muốn sinh thêm cháu nữa, nhưng vợ tôi bị tai nạn giao thông nên không thể mang thai được nữa. Vậy chúng tôi có thể nhờ người mang thai hộ được không?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện để nhờ người mang thai hộ như sau:

  Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

- Vợ chồng đang không có con chung;

- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Như vậy, với trường hợp của vợ chồng anh chị thì đã con chung nên sẽ không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Nên sẽ không thể nhờ người mang thai hộ.

Xử phạt con dâu đánh mẹ chồng như thế nào?

Con dâu ở chung với mẹ chồng nhưng lại có hành vi đánh đập mẹ chồng. Nhờ luật sư tư vấn cho tôi về vấn đề xử phạt hành vi này với ạ. Tôi cảm ơn!

Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ.

Hành vi đánh đập mẹ chồng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cụ thể:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

.....

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

.....

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Hồng Công Minh
558 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào