Người dân đi xem Tòa xử án có được phát biểu không? Người cho vay tiền thì tham gia tố tụng với tư cách gì?
Người dân đi xem Tòa xử án có được phát biểu hay không?
Trong vụ án dân sự nếu người dân đi xem Tòa xử án thì có được phát biểu hay không?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 9 Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Chỉ những người được Hội đồng xét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho ngồi để hỏi, trả lời, phát biểu.
Như vậy, người dân nếu khi xem Tòa xét xử vẫn được phát biểu trong trường hợp Hội đồng xét xử đồng ý.
Người cho vay tiền thì tham gia tố tụng với tư cách gì?
Dạ, tôi có cho hai vợ chồng nhà hàng xóm vay một số tiền là 100 triệu, bây giờ hai vợ chồng ly hôn và chưa trả xong số tiền đó, tôi có ngỏ lời nhưng vẫn chưa được nhận lại khoản cho vay. Bây giờ, tôi ra tòa gọi tôi ra với tư cách gì?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 4 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về đương sự trong vụ án dân sự như sau:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Như vậy, vợ chồng kia có vay bạn số tiền 100 triệu đồng, hiện tại họ đang làm thủ tục ly hôn thì đối với tư cách tố tụng tham gia của bạn là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án này, mặc dù bạn không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của bạn.
Người câm điếc có tham gia tố tụng dân sự được không?
Người câm điếc có tham gia tố tụng dân sự được không? Em tôi là nạn nhân của một vụ trấn lột và đánh đập. Nay gia đình tôi muốn kiện bọn họ, nhưng em tôi là người bị câm từ nhỏ, chỉ dùng được ngôn ngữ kí hiệu. Cho tôi hỏi, em tôi tham gia việc kiện tụng này khi không biết nói như vậy có được không ạ? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!
Trả lời:
Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 20 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Theo đó, Người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại.
Do đó, em bạn hoàn toàn có thể tham gia tố tụng dân sự theo các quy định chung của luật và thực hiện bằng ngôn ngữ kí hiệu của người khuyết tật.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?