Cơ quan quản lý thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh tại tuyến Trung ương quy định như thế nào?
Hướng dẫn tổ chức thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh tại tuyến Trung ương
Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Hướng dẫn tổ chức thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh ban hành kem theo Quyết định 1807/2020/QĐ-BYT quy định về cơ quan quản lý tuyến trung ương như sau:
1. Cơ quan quản lý
Bộ Y tế (Tổng cục Dân số) chịu trách nhiệm chỉ đạo và điều phối toàn bộ hoạt động của chương trình sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh trong toàn quốc.
Cơ quan thực hiện việc hướng dẫn tổ chức thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh tại tuyến Trung ương
Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Hướng dẫn trên quy định các cơ quan thực hiện việc hướng dẫn tổ chức thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh tại tuyến Trung ương bao gồm:
Các Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh khu vực bao gồm: Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, các bệnh viện chuyên khoa và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế cho phép thực hiện chương trình sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh trong phạm vi, địa bàn được phân công có nhiệm vụ:
a) Chịu trách nhiệm chuyên môn, kỹ thuật về sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh
b) Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh cho tuyến tỉnh và tuyến huyện;
c) Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh;
d) Tổ chức và thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh trong phạm vi được phân công;
đ) Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh;
e) Giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới;
g) Tổ chức mạng lưới thống kê, báo cáo;
h) Thành lập Hội đồng chuyên môn để xem xét, quyết định chỉ định chấm dứt thai kỳ trong trường hợp thai nhi có các bất thường bẩm sinh hoặc các bệnh lý di truyền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?