
Mục tiêu đến năm 2030 trong phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng như nào?
Mục tiêu đến năm 2030 trong phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng như thế nào?
Theo Tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 1969/QĐ-TTg năm 2021 quy định về mục tiêu đến năm 2030 như sau:
2. Mục tiêu đến năm 2030
a) Điều hòa, phân bổ nguồn nước bảo đảm hài hòa lợi ích cho các địa phương, các đối tượng khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nhằm nâng cao giá trị kinh tế của nước, bảo đảm an ninh tài nguyên nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan đến tài nguyên nước mà Việt Nam đã tham gia đối với lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng.
b) Bảo vệ tài nguyên nước, từng bước bảo đảm số lượng, chất lượng nước đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
c) Bảo đảm lưu thông dòng chảy, phòng, chống sạt lở bờ, bài sông, giảm thiểu tác hại do nước gây ra, phòng, chống sụt, lún do khai thác nước dưới đất
d) Quản lý, vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu giám sát thực hiện quy hoạch, một số chỉ số an ninh tài nguyên nước của lưu vực sông phù hợp.
đ) Phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu cơ bản của quy hoạch, gồm:
- 60% vị trí duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông được giám sát tự động, trực tuyến, 40% còn lại được giám sát định kỳ.
- 100% các nguồn nước liên tỉnh được công bố khả năng tiếp nhận nước thải.
- 100% công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước được giám sát vận hành và kết nối hệ thống theo quy định.
- 100% hồ, ao có chức năng điều hòa, có giá trị cao về đa dạng sinh học không được san lấp được công bố.
- 70% nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ được cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước.
Tầm nhìn đến năm 2050 trong phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng như nào?
Căn cứ Tiểu mục 3 Mục II Điều 1 Quyết định 1969/QĐ-TTg năm 2021 quy định về tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
3. Tầm nhìn đến năm 2050
a) Duy trì, phát triển tài nguyên nước, điều hòa, phân bổ nguồn nước bảo đảm an ninh tài nguyên nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với các điều ước quốc tế, hợp tác song phương liên quan đến tài nguyên nước mà Việt Nam đã tham gia.
b) Tăng cường bảo vệ tài nguyên nước, bảo đảm số lượng, chất lượng nước đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giảm thiểu tối đa tác hại do nước gây ra. Hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước được thực hiện theo phương thức trực tuyến trên cơ sở quản trị thông minh.
c) Bổ sung và nâng cao một số chỉ tiêu của quy hoạch, quản lý tổng hợp tài nguyên nước phù hợp với giai đoạn phát triển của quốc gia, ngang bằng với các quốc gia phát triển trong khu vực; bảo đảm an ninh tài nguyên nước, nâng cao giá trị của nước phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh
- Cách đánh giá xếp loại học sinh THCS năm học 2022-2023 đã có sự thống nhất đồng bộ chưa?
- Mẫu hợp đồng thế chấp sổ đỏ mới nhất 2023? Người sử dụng đất có được thế chấp sổ đỏ cho cá nhân khác không phải là tổ chức tín dụng không?
- Tiêu chí xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2023?
- Tăng cường quản lý thuế đối với tổ chức cung cấp dịch vụ quảng cáo trên môi trường mạng?
- Quyền đòi nợ có phải là quyền tài sản theo quy định pháp luật không? Có được đòi nợ thay người thân đã mất không?