Những nguyên tắc cơ bản trong Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)?
Những nguyên tắc cơ bản trong Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)
Căn cứ Điều II Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) quy định như sau:
Điều II. Những nguyên tắc cơ bản
1. Phụ lục I bao gồm những loài bị đe doạ tuyệt diệt do hoặc có thể do buôn bán. Việc buôn mẫu vật của những loài này phải tuân theo những quy chế nghiêm ngặt để không tiếp tục đe doạ sự tồn tại của chúng và chỉ có thể thực hiện được trong những trường hợp ngoại lệ.
2. Phụ lục II bao gồm:
a. Tất cả những loài mặc dù hiện chưa bị đe doạ tuyệt diệt nhưng có thể dẫn đến đó nếu việc buôn bán những mẫu vật của những loài đó không tuân theo những quy chế nghiêm ngặt nhằm tránh việc sử dụng không phù hợp với sự tồn tại của chúng, và
b. Những loài khác cũng phải tuân theo quy chế để cho việc buôn bán mẫu vật của một số loài có liên quan đến mục (a) có thể phải được kiểm soát hữu hiệu.
3. Phụ lục III bao gồm tất cả các loài mà mỗi nước thành viên quy định theo luật pháp của họ nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế việc khai thác và cần thiết phải có sự hợp tác với các nước thành viên khác để kiểm soát việc buôn bán.
4. Những nước thành viên không cho phép buôn bán mẫu vật của những loài thuộc phụ lục I, II, III không phù hợp với những điều khoản của Công ước này.
Quy chế về buôn bán mẫu vật của những loại thuộc phụ lục I trong Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)?
Căn cứ Điều 3 văn bản trên quy định cụ thể về quy chế như sau:
1. Tất cả các hoạt động buôn bán mẫu vật của những loài thuộc phụ lục I phải phù hợp với những điều khoản của Điều III.
2. Việc xuất khẩu bấy kỹ mẫu vật của một loài thuộc phụ lục I đòi hỏi phải được cho phép trước và phải xuất trình 1 giấy pháp xuất khẩu. Một giấy phép xuất khẩu chỉ có thể được cấp khi thoả mãn được những yêu cầu sau:
a. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước xuất khẩu đã được xác nhận rằng việc xuất khẩu này không đe doạ sự tồn tại của loài đó.
b. Cơ quan thẩm quyền quản lý Nhà nước của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ là mẫu vật được thu nhập phù hợp với luật pháp của nhà nước về bảo vệ hệ động và thực vật.
c. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ là bất kỳ một mẫu vật sống nào đó đều phải được chuẩn bị và vận chuyển theo cách nhằm giảm tối đa về tổn thương, tổn hại sức khoẻ hoặc bị đối xử thô bạo, và
d. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ giấy nhập khẩu đã được cấp cho mẫu vật đó.
3. Việc nhập khẩu bất kỳ mẫu vật của 1 loài thuộc phụ lục I đòi hỏi phải được cho phép trước và phải xuất trình 1 giấy phép nhập khẩu và một giấy phép xuất khẩu hoặc 1 chứng chỉ tái xuất. một giấy phép nhập khẩu chỉ được cấp khi thoả thuận những điều kiện sau:
a. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước nhập khẩu đã xác nhận là việc nhập khẩu dùng cho mục đích không làm tổn hại đến sự tồn tại của loài có liên quan.
b. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước nhập khẩu phải được giải trình đầy đủ sẽ nhận một mẫu vật sống đã chuẩn bị tốt về điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc. và
c. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập khẩu phải được giải trình đầy đủ là mẫu vật không được dùng cho mục đích thương mại.
4. Việc tái xuất bất kỳ một mẫu vật của một loài thuộc phụ lục I đòi hỏi phải được phép trước và xuất trình một chứng chỉ tái xuất. Một chứng chỉ được tái xuất chỉ được cấp khi thoả mãn những điều kiện sau:
a. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất phải được giải trình đầy đủ là việc nhập mẫu vật vào nước họ là phù hợp với các điều khoản của Công ước CITES.
b. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất phải được giải thích đầy đủ là bất kỳ mẫu vật sống nào đều phải được chuẩn bị và vận chuyển theo cách nhằm giảm tối đa về tổn thương, tổn hại sức khoẻ hoặc bị đối xử thô bạo, và
c. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước tái xuất phải được giải trình đầy đủ là một giấy phép nhập khẩu đã được cấp cho bất kỳ 1 mẫu vật sống nào.
5. Việc nhập nội bất kỳ 1 mẫu vật nào từ biển thuộc 1 loài trong phụ lục I đòi hỏi phải được phép trước dưới dạng 1 chứng chỉ của cơ quan Thẩm quyền quản lý của nước nhập. Một chứng chỉ chỉ có thể được cấp khi thoả mãn các điều kiện sau:
a. Cơ quan thẩm quyền khoa học của nước nhập đã xác nhận việc nhập nội không đe doạ sự tồn tại của loài có liên quan.
b. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập phải được giải trình đầy đủ sẽ nhận một mẫu vật sống đã có đủ điều kiện để nuôi dưỡng và chăm sóc cho mẫu vật, và
c. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập nội là mẫu vật sẽ không được dùng cho mục đích thương mại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?