Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế khi áp dụng APA như thế nào?
Quyền hạn của cơ quan thuế khi áp dụng APA
Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Thông tư 45/2021/TT-BTC quyền hạn của cơ quan thuế khi áp dụng APA như sau:
a) Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải trình, làm rõ các thông tin người nộp thuế cung cấp trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ đề nghị áp dụng APA.
b) Cơ quan thuế có quyền dừng đàm phán khi phát sinh một trong các trường hợp sau:
b1) Việc tiếp tục đàm phán APA không đáp ứng được các nguyên tắc áp dụng APA quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư này;
b2) Các bên liên quan không thống nhất được nội dung APA khi giai đoạn được đề nghị áp dụng APA kết thúc;
b3) Người nộp thuế hoặc cơ quan thuế đối tác đề nghị dừng đàm phán APA.
Tổng cục Thuế thông báo cho người nộp thuế (đối với APA đơn phương) hoặc cho người nộp thuế và thông báo hoặc xác nhận với cơ quan thuế nước ngoài (đối với APA song phương hoặc đa phương) về việc dừng đàm phán APA.
Trách nhiệm của cơ quan thuế khi áp dụng APA
Căn cứ Khoản 2 Điều này trách nhiệm của cơ quan thuế khi áp dụng APA như sau:
a) Căn cứ thẩm quyền theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, Tổng cục Thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ của người nộp thuế; tiến hành giải quyết đề nghị của người nộp thuế về việc áp dụng APA, gia hạn, sửa đổi APA đã ký kết; hủy bỏ, thu hồi APA đã ký kết.
b) Cơ quan thuế có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện APA đã ký kết của người nộp thuế theo quy định tại khoản 9 Điều 20 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP theo chức năng, nhiệm vụ được giao, bao gồm: Thanh tra, kiểm tra, xác định thực tế việc chấp hành các quy định tại APA đã ký kết; thanh tra, kiểm tra, xác định việc khai, nộp thuế và điều chỉnh thu nhập chịu thuế theo các quy định tại APA đã ký kết; kiểm tra, xác định thông tin tại các báo cáo APA thường niên, báo cáo đột xuất do người nộp thuế báo cáo phù hợp với thực tế phát sinh.
Việc quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế nhằm giám sát sự tuân thủ của người nộp thuế trong việc thực hiện APA đã ký kết, không thẩm định lại APA đã ký kết.
c) Cục Thuế tham gia và chịu trách nhiệm đối với các nội dung tham gia trong quá trình tham định, trao đổi, đàm phán APA thuộc phạm vi quản lý nhà nước được phân công; quản lý, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các APA đã được ký kết theo chức năng, nhiệm vụ của Cục Thuế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?