11:52 | 08/06/2022

Yêu cầu quan điểm, mục tiêu và phương án phát triển trong nội dung lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 của TP.HCM?

Yêu cầu về quan điểm, mục tiêu và phương án phát triển trong nội dung lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 của TP.HCM?  Yêu cầu về phương án phát triển các ngành quan trọng trong nội dung lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 của TP.HCM? Xin hỏi những nội dung trên và định hướng đến 2050.

Yêu cầu về quan điểm, mục tiêu và phương án phát triển trong nội dung lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 của TP.HCM?

Nội dung Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện theo các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

Căn cứ Tiểu mục 2c, Mục III Điều 1 Quyết định 642/QĐ-TTg năm 2022 quy định về vấn đề trên như sau:

Yêu cầu về quan điểm, mục tiêu và phương án phát triển:

- Xây dựng quan điểm phát triển: phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở chú trọng đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ; phát triển đột phá trên cơ sở vượt và thu hẹp khoảng cách với một số thành phố lớn của khu vực Đông Nam Á; phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; phát triển Thành phố gắn với liên kết vùng, khu vực, thế giới; phát triển đa trung tâm; hình thành “chuỗi đô thị”; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường;

- Xây dựng kịch bản và phương án phát triển: xác định khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, kinh tế số là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của Thành phố;

- Xây dựng mục tiêu phát triển: xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, đổi mới sáng tạo; trở thành một trung tâm tài chính quốc tế, trung tâm thương mại quốc tế, trung tâm logistics, trung tâm nghiên cứu phát triển; bắt kịp và vượt một số thành phố lớn khu vực Đông Nam Á; phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục và đào tạo của khu vực Đông Nam Á, Đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản giải quyết tình trạng quá tải về hạ tầng giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường, điều kiện sinh hoạt của người lao động;

- Các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá:

+ Xác định các nhiệm vụ trọng tâm: nguồn lực cho phát triển, bao gồm nguồn nhân lực chất lượng cao, vốn đầu tư và công nghệ, đất đai; hệ thống cơ sở hạ tầng, bao gồm hạ tầng giao thông kết nối vùng, hạ tầng số, cơ sở hạ tầng xã hội; ô nhiễm môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; phục hồi và phát triển kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19;

+ Xác định các khâu đột phá: đột phá trong thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó chú họng cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư; đột phá trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, hạ tầng số; đột phá về phát triển kinh tế số; đột phá trong tổ chức chính quyền đô thị, trong đó chú trọng phát triển thành phố Thủ Đức trở thành đô thị sáng tạo, tương tác cao; phát triển trung tâm tài chính quốc tế, trung tâm logistics.

Yêu cầu về phương án phát triển các ngành quan trọng trong nội dung lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 của TP.HCM?

Căn cứ Tiểu mục 2d, Mục III Điều 1 Quyết định 642/QĐ-TTg năm 2022 quy định về vấn đề trên như sau:

Nội dung Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện theo các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

d) Yêu cầu về phương án phát triển các ngành quan trọng:

- Ngành công nghiệp: phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, sử dụng ít lao động, nhà máy thông minh, sản xuất sản phẩm thông minh; phát triển các nhóm ngành công nghiệp trọng yếu; chuyển từ hoạt động gia công, lắp ráp sang chế tạo; phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung theo mô hình cụm liên kết ngành; chuyển đổi các khu chế xuất và công nghiệp, cụm công nghiệp hiện hữu sang mô hình khu chế xuất và công nghiệp, cụm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Ngành dịch vụ: thương mại với vai trò trung tâm bán buôn, đầu mối xuất nhập khẩu, trung tâm mua sắm của cả nước và quốc tế; phát triển kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ hiện đại, kinh doanh trực tuyến. Vận tải và kho bãi gắn với phát triển giao thông thông minh, các trung tâm logistics, cảng biển, cảng hàng không quốc tế, hình thành các trung tâm logistics gắn với phát triển hệ thống cảng biển, bến bãi trong mối liên kết vùng Đông Nam bộ. Tài chính ngân hàng và bảo hiểm gắn với phát triển trung tâm tài chính quốc tế;

- Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm giống cây, giống con của khu vực; phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung;

- Lĩnh vực văn hóa, xã hội: y tế gắn với phát triển y tế thông minh, phát triển mạng lưới bệnh viện theo hướng hiện đại, tăng cường y tế cơ sở, mạng lưới y tế đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Phát triển giáo dục và đào tạo gắn với giáo dục thông minh, phát triển mạng lưới giáo dục - đào tạo đáp ứng về số lượng và chất lượng; đầu tư, hiện đại hóa cơ sở giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Xây dựng, hình thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh; phát triển các cơ sở văn hóa; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc;

- Lĩnh vực quốc phòng - an ninh: thực hiện tốt chủ trương kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế. Xây dựng Thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc, có thể trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

271 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào