Đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh trong nội dung lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030?
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng đất Thành phố Hồ Chí Minh trong nội dung lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030?
Căn cứ Tiểu mục 2b, Mục III Điều 1 Quyết định 642/QĐ-TTg năm 2022 quy định về vấn đề trên như sau:
Nội dung Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện theo các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch tại Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn:
- Thực trạng phát triển kinh tế, khả năng huy động nguồn lực: làm rõ được vai trò, vị trí trung tâm kinh tế của Thành phố đối với cả nước, vai trò đầu tàu và động lực tăng trưởng của cả nước; thực trạng sắp xếp, tổ chức các hoạt động kinh tế trên địa bàn Thành phố; so sánh kinh tế Thành phố với các thành phố lớn trong khu vực Đông Nam Á;
- Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội: thể hiện rõ vai trò trung tâm của Thành phố về y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao đối với vùng và cả nước; đóng góp của lĩnh vực văn hóa - xã hội vào phát triển kinh tế Thành phố; hội nhập quốc tế về văn hóa;
- Thực trạng phát triển khoa học, công nghệ: làm rõ vị trí vai trò trung tâm của Thành phố về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đóng góp của khoa học, công nghệ vào phát triển Thành phố và khu vực; thực trạng phát triển tiềm lực về khoa học, công nghệ;
- Thực trạng công tác đảm bảo quốc phòng - an ninh: làm rõ vị trí, vai trò của Thành phố về đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực phía Nam và cả nước; việc đảm bảo quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội; thực trạng phát triển tiềm lực quốc phòng trong tình hình mới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ;
- Thực trạng tổ chức không gian và phát triển hạ tầng: làm rõ sự phù hợp về bố trí không gian phân vùng chức năng, cực tăng trưởng, các tuyến hạ tầng kỹ thuật và công trình hạ tầng xã hội, các khu chức năng; nhấn mạnh việc hình thành khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, thành lập thành phố Thủ Đức;
- Thực trạng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường: xác định các nguồn tài nguyên trọng yếu của Thành phố, bao gồm hệ thống sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, biển Đông, rừng ngập mặn Cần Giờ...; thực trạng khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên;
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.
Yêu cầu về quan điểm, mục tiêu và phương án phát triển trong nội dung lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030?
Căn cứ Tiểu mục 2c, Mục III Điều 1 Quyết định 642/QĐ-TTg năm 2022 quy định về vấn đề trên như sau:
Nội dung Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện theo các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch tại Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Yêu cầu về quan điểm, mục tiêu và phương án phát triển:
- Xây dựng quan điểm phát triển: phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở chú trọng đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ; phát triển đột phá trên cơ sở vượt và thu hẹp khoảng cách với một số thành phố lớn của khu vực Đông Nam Á; phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; phát triển Thành phố gắn với liên kết vùng, khu vực, thế giới; phát triển đa trung tâm; hình thành “chuỗi đô thị”; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường;
- Xây dựng kịch bản và phương án phát triển: xác định khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, kinh tế số là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của Thành phố;
- Xây dựng mục tiêu phát triển: xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, đổi mới sáng tạo; trở thành một trung tâm tài chính quốc tế, trung tâm thương mại quốc tế, trung tâm logistics, trung tâm nghiên cứu phát triển; bắt kịp và vượt một số thành phố lớn khu vực Đông Nam Á; phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục và đào tạo của khu vực Đông Nam Á, Đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản giải quyết tình trạng quá tải về hạ tầng giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường, điều kiện sinh hoạt của người lao động;
- Các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá:
+ Xác định các nhiệm vụ trọng tâm: nguồn lực cho phát triển, bao gồm nguồn nhân lực chất lượng cao, vốn đầu tư và công nghệ, đất đai; hệ thống cơ sở hạ tầng, bao gồm hạ tầng giao thông kết nối vùng, hạ tầng số, cơ sở hạ tầng xã hội; ô nhiễm môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; phục hồi và phát triển kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19;
+ Xác định các khâu đột phá: đột phá trong thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó chú họng cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư; đột phá trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, hạ tầng số; đột phá về phát triển kinh tế số; đột phá trong tổ chức chính quyền đô thị, trong đó chú trọng phát triển thành phố Thủ Đức trở thành đô thị sáng tạo, tương tác cao; phát triển trung tâm tài chính quốc tế, trung tâm logistics.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?