Người đào được cổ vật dưới móng nhà có quyền sở hữu không?
Người đào được cổ vật dưới móng nhà có quyền sở hữu hay không?
Căn cứ Khoản 4 Điều 14 Luật di sản văn hóa 2001 quy định như sau:
4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
Căn cứ Điều 229 Bộ luật dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy như sau:
1. Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
a) Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
b) Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
Theo đó, sau khi bạn tìm thấy món đồ cổ dưới nền móng nhà bạn phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. Nếu giá trị này nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở thì bạn sẽ được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở, còn nếu có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở thì bạn được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở. Phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước. Như vậy, nếu món đồ bạn đào được là món đồ cổ thì bạn chỉ được hưởng một khoản tiền hưởng theo quy định trên, quyền sở hữu món đồ cổ này sẽ thuộc về Nhà nước.
Mức phạt đối với hành vi phát hiện cổ vật nhưng không thông báo, giao nộp cho cơ quan nhà nước
Căn cứ Điều 25 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thông báo, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo, không giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, nếu bạn không thông báo, giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện cổ vật, thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và bị tịch thu món cổ vật này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?