Học sinh trong trường giáo dưỡng có được chi trả tiền mua sách vở hay không?

Học sinh trong trường giáo dưỡng có được chi trả tiền mua sách vở không? Vào trường giáo dưỡng có phải thực hiện lao động không? Chào ban biên tập, em trai tôi đang học cấp 3 bị đưa vào trường giáo dưỡng thì khi vào đó học tập tiếp có được tài trợ tiền mua sách vở không? Vô trong đó có các chương trình lao động gì không? Tôi muốn em trai tôi sau khi được giáo dục trở nên siêng năng hơn. Xin được giải đáp.

Học sinh trong trường giáo dưỡng có được chi trả tiền mua sách vở không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 20 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về chế độ học văn hóa, học nghề và lao động của học sinh như sau:

1. Chế độ học văn hóa

a) Học sinh được học văn hóa theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với học sinh chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở thì việc học văn hóa là bắt buộc; đối với những học sinh khác thì tùy theo khả năng và điều kiện thực tế của trường mà tổ chức học văn hóa cho phù hợp.

Học sinh khi vào trường giáo dưỡng không có hồ sơ học bạ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng tổ chức kiểm tra kiến thức hai môn Văn và Toán bằng hình thức kiểm tra viết. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định xếp lớp học văn hóa cho phù hợp. Quyết định này thay cho học bạ những năm trước đã mất để xét tốt nghiệp cho học sinh.

Ngoài việc học văn hóa, học sinh phải được học tập chương trình giáo dục công dân và chương trình giáo dục khác do Bộ Công an quy định;

b) Phòng học của học sinh được trang bị máy tính, máy chiếu, quạt điện và các dụng cụ dạy học cần thiết;

c) Kinh phí mua sách, vở, đồ dùng học tập cho mỗi học sinh hằng tháng tương đương với 07 kg gạo tẻ loại thường tính theo giá thị trường của từng địa phương;

d) Trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức cho học sinh thi học kỳ, thi kết thúc năm học, phối hợp với Phòng giáo dục và đào tạo nơi có trường giáo dưỡng thi tuyển chọn học sinh giỏi, thi vào lớp chuyên và cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp tương ứng với chương trình học cho học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

đ) Sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc giảng dạy và học tập ở trường giáo dưỡng phải theo mẫu chung thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an;

e) Văn bằng, chứng chỉ học văn hóa trong trường giáo dưỡng có giá trị như văn bằng, chứng chỉ của các trường phổ thông.

Như vậy, em của bạn là học sinh cấp 3 vô trường giáo dưỡng tiếp tục học sẽ được Nhà nước chi trả kinh phí mua sách, vở, đồ dùng học tập tương đương với 07 kg gạo tẻ loại thường tính theo giá thị trường của từng địa phương.

Vào trường giáo dưỡng có phải thực hiện lao động không?

Theo Khoản 3 Điều trên có quy định như sau:

3. Chế độ lao động

a) Học sinh từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia lao động do Nhà trường tổ chức ngoài giờ học văn hóa, học nghề. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ của học sinh để đảm bảo sự phát triển bình thường về thể chất, trí lực, nhân cách;

b) Thời gian lao động của học sinh thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và pháp luật về lao động. Thời gian học nghề được tính vào thời gian lao động. Thời gian lao động không được nhiều hơn thời gian học tập. Học sinh được nghỉ lao động trong các ngày thứ Bảy, Chủ nhật, lễ, Tết theo quy định của pháp luật.

Ngoài thời gian được nghỉ theo quy định chung, học sinh được nghỉ khi ốm đau theo chỉ định của y, bác sỹ. Khi gặp thân nhân trong thời gian lao động phải được cán bộ có thẩm quyền của trường giáo dưỡng cho phép;

c) Khi tổ chức lao động, trường giáo dưỡng có trách nhiệm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và quy định của pháp luật lao động về lao động chưa thành niên;

d) Trường hợp trường giáo dưỡng phối hợp với các doanh nghiệp để tổ chức lao động cho học sinh thì phải được sự tự nguyện tham gia lao động của học sinh.

Theo đó, em của bạn là học sinh cấp 3 sẽ được trường giáo dưỡng tổ chức tham gia lao động ngoài giờ học văn hóa, học nghề và được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ của bạn.

Trân trọng!

Học sinh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Học sinh
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh khá cần bao nhiêu điểm? 2 môn dưới 6.5 có được học sinh khá không?
Hỏi đáp Pháp luật
Gợi ý Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 dành cho học sinh tiểu học và THCS? Trách nhiệm của BVH Thể thao du lịch trong công tác thư viện là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh xuất sắc và học sinh tiêu biểu danh hiệu nào cao hơn?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh THCS 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu giấy khen học sinh giỏi thcs mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản xử lý học sinh vi phạm quy chế thi mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng tính tan hóa học chi tiết 2024 và cách ghi nhớ? Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THPT môn Hóa học 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản xử lý học sinh vi phạm nội quy nhà trường mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách nhận xét học bạ theo Thông tư 22 chuẩn nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà trường có được thu điện thoại của học sinh trung học không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Học sinh
Phan Hồng Công Minh
204 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Học sinh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào