Quy định về đối tượng áp dụng trong Định mức kinh tế - kỹ thuật mạng lưới trọng lực quốc gia như nào?
Quy định về đối tượng áp dụng trong Định mức kinh tế - kỹ thuật mạng lưới trọng lực quốc gia như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 2 Phần I Định mức kinh tế - kỹ thuật mạng lưới trọng lực quốc gia ban hành kèm Thông tư 19/2021/TT-BTNMT quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Định mức kinh tế - kỹ thuật này được áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc xây dựng mạng lưới trọng lực quốc gia và được sử dụng để tính đơn giá sản phẩm, làm căn cứ lập dự toán và quyết toán giá trị sản phẩm hoàn thành của các đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán về xây dựng mạng lưới trọng lực quốc gia do các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện.
Căn cứ xây dựng và sửa đổi định mức kinh tế - kỹ thuật mạng lưới trọng lực quốc gia như nào?
Theo Tiểu mục 3 Phần I Định mức kinh tế - kỹ thuật mạng lưới trọng lực quốc gia ban hành kèm Thông tư 19/2021/TT-BTNMT quy định về căn cứ xây dựng và sửa đổi định mức kinh tế - kỹ thuật như sau:
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
- Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
- Nghị định số 117/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
- Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị;
- Thông tư liên tịch số 57/2015/TTLT-BTNMT-BNV ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ;
- Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Thông tư số 11/2020/TT-BTNMT ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật xây dựng mạng lưới trọng lực quốc gia;
- Thông tư số 16/2021/TT-BTNMT ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Trang thiết bị kỹ thuật sử dụng phổ biến trong công tác xây dựng mạng lưới trọng lực quốc gia;
- Tổ chức sản xuất, trình độ lao động công nghệ của người lao động trong ngành Đo đạc và Bản đồ;
- Kết quả khảo sát thực tế, số liệu thống kê thực hiện định mức trong năm 2021.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?