Đẩy mạnh lồng ghép và thực hiện các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thế nào?

Đẩy mạnh lồng ghép và thực hiện các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thê nào? Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050? Tôi có nhu cầu tìm hiểu, xin được giải đáp.

Đẩy mạnh lồng ghép và thực hiện các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Căn cứ Tiểu mục 3 Mục III Điều 1 Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2022 quy định về đẩy mạnh lồng ghép và thực hiện các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học trong hoạch định chính sách, các dự án đầu tư công như sau:

- Thúc đẩy thực hiện các chỉ tiêu về đa dạng sinh học trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cấp quốc gia, ngành và địa phương; hướng dẫn lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học trong các dự án đầu tư công; tăng cường áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên trong phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Nâng cao chất lượng công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường để góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới đa dạng sinh học; giám sát việc thực hiện các cam kết về bảo tồn đa dạng sinh học trong quá trình triển khai xây dựng, triển khai của các dự án phát triển.

- Lồng ghép việc thực hiện các nội dung, yêu cầu về bảo tồn

Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Căn cứ Tiểu mục 4 Mục III Điều 1 Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2022 quy định về thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học như sau:

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển các mô hình gây nuôi và tái thả các loài hoang dã vào tự nhiên, sử dụng bền vững loài, nguồn gen; tăng cường nghiên cứu nhằm quản lý hoặc kiểm soát các tác động tiêu cực của công nghệ sinh học đối với đa dạng sinh học và sức khỏe con người.

- Phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới, sử dụng các biện pháp khai thác bền vững về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Tăng cường nghiên cứu, phát hiện các vật liệu di truyền và dẫn xuất có giá trị ứng dụng cao cho phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện tiếp cận nguồn gen nhằm mục đích nghiên cứu, phát triển các sản phẩm thương mại.

- Ứng dụng có hiệu quả các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại (công nghệ thông tin, viễn thám, sinh học,...) trong quản lý, điều tra, quan trắc, theo dõi, kiểm tra, giám sát đa dạng sinh học; tăng cường nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật hiện đại về phân loại học nhằm phát hiện và công bố các loài sinh vật mới cho khoa học của Việt Nam.

- Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia về đa dạng sinh học nhằm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Hồng Công Minh
187 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào