Bảo tồn và phục hồi các loài hoang dã nguy cấp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
Bảo tồn và phục hồi các loài hoang dã nguy cấp trong trong Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2022 quy định về bảo tồn và phục hồi các loài hoang dã nguy cấp, đặc biệt là các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài di cư như sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; chú trọng công tác bảo tồn tại chỗ, nghiên cứu gây nuôi bảo tồn và tái thả vào tự nhiên một số loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quản lý, bảo vệ các loài hoang dã di cư, bao gồm bảo vệ các sinh cảnh, tuyến di cư xuyên biên giới và điểm dừng chân của chúng; tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát các tuyến di cư quan trọng của các loài hoang dã di cư.
- Điều tra, đánh giá thực trạng các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; xây dựng và phát triển các vườn thực vật, áp dụng các biện pháp nhân giống, phục hồi và mở rộng diện tích trồng các loài thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; thực hiện bảo tồn tại chỗ các loài cây dược liệu có giá trị.
- Định kỳ cập nhật và công bố Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cập nhật, biên soạn và xây dựng trang thông tin điện tử về Sách đỏ Việt Nam; xây dựng Danh mục các loài hoang dã nguy cấp và chế độ quản lý, bảo vệ phù hợp với từng nhóm loài.
- Mở rộng và tăng cường năng lực mạng lưới các trung tâm cứu hộ trên toàn quốc bảo đảm nhu cầu cứu hộ các loài hoang dã theo vùng miền và loại hình cứu hộ các loài hoang dã, phát triển các cơ sở gây nuôi bảo tồn; tăng cường hệ thống triển lãm, trưng bày, bảo tàng thiên nhiên, đa dạng sinh học ở Việt Nam; hoàn thiện hành lang pháp lý và hướng dẫn kỹ thuật để quản lý các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
Tăng cường công tác bảo tồn nguồn gen trong trong Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Theo Tiểu mục 3 Mục II Điều 1 Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2022 quy định về tăng cường công tác bảo tồn nguồn gen, quản lý tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích và bảo vệ tri thức truyền thống về nguồn gen như sau:
- Thực hiện hiệu quả Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tăng cường công tác điều tra, thu thập, lưu giữ nguồn gen các loài hoang dã nguy cấp, cây lâm nghiệp, cây thuốc, cây trồng, vật nuôi và họ hàng hoang dại của các giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật trong các ngân hàng gen; thực hiện các biện pháp bảo tồn các nguồn gen hoang dã quý, hiếm, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng.
- Hoàn thành việc điều tra kiểm kê tình hình phân bố của các nguồn gen cây trồng, vật nuôi trên toàn quốc; đánh giá được mức độ đe dọa của các giống, loài bản địa, đặc hữu, quý, hiếm làm giống, để thu thập cho lưu giữ và có phương án bảo tồn hiệu quả nguồn gen.
- Mở rộng và củng cố mạng lưới quỹ gen; tăng cường trao đổi thông tin, dữ liệu, kinh nghiệm giữa các thành viên trong mạng lưới; thúc đẩy xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn gen quốc gia.
- Đa dạng hóa các giống cây trồng, giống vật nuôi; bảo tồn các giống cây trồng, giống vật nuôi và họ hàng hoang dại của các giống cây trồng, giống vật nuôi; nâng cao hiệu quả các chương trình bảo tồn giống cây trồng, giống vật nuôi nguy cấp, quý, hiếm tại trang trại; thực hiện các biện pháp khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn các giống cây trồng, giống vật nuôi bản địa quý, hiếm, đặc hữu.
- Tăng cường thu thập, tư liệu hóa, lập chỉ dẫn địa lý và thực hiện các biện pháp bảo tồn tri thức truyền thống về nguồn gen.
- Thúc đẩy việc thực hiện Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; hoàn thiện và hướng dẫn thực hiện pháp luật về tiếp cận nguồn gen; triển khai, nhân rộng thực hiện các mô hình về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích trong đó bao gồm bảo vệ tri thức truyền thống liên quan đến nguồn gen; xây dựng cơ chế tài chính cho việc sử dụng các lợi ích thu được từ nguồn gen trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ tri thức truyền thống liên quan đến nguồn gen.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen giai đoạn 2016 - 2025.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?